NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN VÀ CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN TẠO CHỒI MỚI SẠCH BỆNH BAN ĐẦU CỦA CÂY SA MỘC DẦU (Cunninghamia konishii Hayata)


Các tác giả

  • Hồ Ngọc Sơn Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Nguyễn Thị Thoa Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Từ khóa:

Môi trường nền,, kích thích sinh trưởng,, tái sinh chồi,, sạch bệnh, Sa mộc dầu

Tóm tắt

Sa mộc dầu (Cuninghamia konishii Hayata) là một loài thực vật quý, hiếm, khả năng tái sinh tự nhiên rất kém, vì vậy ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong bảo tồn và nhân giống thực sự mang lại hiệu quả. Trong đó việc tạo ra những cây con sạch bệnh ban đầu là rất cần thiết. Có 3 loại môi trường nền phổ biến được dùng là: MS, B5 và WPM, kết quả cho thấy môi trường MS thích hợp nhất cho tái sinh chồi Sa mộc dầu với tỷ lệ mẫu tái sinh cao nhất đạt 77,78%, chồi mập và xanh. Cả ba chất kích thích sinh trưởng BAP, Kinetin và GA3 đều ảnh hưởng tới khả năng tái sinh chồi cây Sa mộc dầu, và đều có tác dụng làm tăng tỷ lệ tái sinh, trong đó chất BAP có tỷ lệ mẫu tái sinh cao hơn so với các môi trường tương ứng có bổ sung Kinetin hoặc GA3 ở cùng nồng độ. Nước dừa cung cấp nguồn đạm và cacbohydrat tạo nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho chồi phát triển và với hàm lượng 150 ml/l là thích hợp cho sự tái sinh chồi Sa mộc dầu.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Ngọc Đài, Nguyễn Quang Hưng, 2012. “Thành phần hóa học tinh dầu gỗ Sa mộc dầu (Cuninghamia konishii Hayata) ở Hà Giang”. Tạp chí Sinh học, 34 (4), tr 469 - 472.

2. Nguyễn Văn Sinh, 2009. “Một số dẫn liệu về đặc điểm sinh thái, phân bố và bảo tồn loài Sa mu dầu tại Vườn quốc gia Pù Mát”. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Thị Phương Trang, Nguyễn Thị Hoa 2009. “Đa dạng di truyền loài Sa mộc dầu (Cunninghamia lanceolata var. Konishii) bằng chỉ thị ISSR: áp dụng cho công việc bảo tồn”. Tạp chí Sinh học, (2),tr 66 - 72.

4. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp, 2009. Công nghệ sinh học tập 2 - Công nghệ sinh học tế bào. NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Altaf H.,Iqbal A.Q., Hummera N., Ikram U., Mohammad R., Zabta K.S. 2013. “In vitro callogenesis and organogenesisin Taxus wallichiana Zucc, The Himalayan yew”. Pak. J. Bot., 45 (5), 1755-1759.

6. Chung J.D, Lin T.P., Tan Y.C., Lin M.Y., Hwang S.Y. 2004. “Genetic diversity and biogeography of Cunninghamia konishii (Cupressaceae), an island species in Taiwan: a comparison with Cunninghamia lanceolata, a mainland species in China”. Mol Phylogenet Evol., 33 (3), 791-801.

7. Jala A. and Patchpoonporn W. 2012. “Effect of BA, NAA and 2,4-D on micropropagation of Jiaogulan (Gynostemma pentaphyllum Makino)”, International Transaction Journal of Enginneering, Management, Applied Sciences & Technologies, 3 (4), 363 - 370.

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 12

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, H.N. và Thoa, N.T. 2024. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN VÀ CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN TẠO CHỒI MỚI SẠCH BỆNH BAN ĐẦU CỦA CÂY SA MỘC DẦU (Cunninghamia konishii Hayata). TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết