MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI XÉN TÓC NÂU Monochamus alternatus Hope (Coleoptera: Cerambycidae) HẠI THÔNG MÃ VĨ TẠI MỘT SỐ TỈ NH PHÍA BẮC VIỆT NAM


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Thành Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Văn Bình`` Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Đặc điểm sinh học,, Thông mã vĩ, Xén tóc nâu

Tóm tắt

Bằng phương pháp nuôi trong phòng thí nghiệm kết hợp với điều tra ngoài
hiện trường xác định được một số đặc điểm sinh học của loài Xén tóc nâu
(M.alternatus): Khi được nuôi trong môi trường thức ăn nhân tạo (t
o
= 25
o
C,
w%=70%), thời gian hoàn thành vòng đời trung bình 222,66 ngày. Khi
nuôi trong môi trường thức ăn tự nhiên (t
o
tb
=28,6
o
C; w%tb
=78,9%) thì thời
gian hoàn thành vòng đời trung bình 239,8 ngày. Xén tóc trưởng thành mới
vũ hóa, cơ thể mềm và có màu nâu nhạt, sau từ 6 đến 12 ngày ăn bổ sung
thì cơ thể bắt đầu thành thục. Xén tóc trưởng thành đẻ trứng tập trung nhiều
nhất ở 2 khoảng giờ là từ 8 đến 10h giờ tối và 10 đến 12h đêm và một cá
thể trưởng thành có thể đẻ từ 1 đến 3 quả trứng mỗi lần, chúng mất từ 6 đến
11 phút để đẻ xong 1 quả trứng. Trứng mới đẻ có màu trắng nhạt sau
chuyển sang hơi vàng. Sâu non tuổi 1, 2 chỉ ăn ở phần vỏ của cây, sang đến
tuổi 3, chúng bắt đầu tấn công vào phần lõi và làm các đường hang trong
thân cây. Nhộng trần, khi mới vào có màu trắng sữa sau chuyển dần sang
màu trắng vàng. Loài Xén tóc nâu xuất hiện với sự gối lứa nhau, một năm
có từ 1 đến 2 thế hệ, từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 10 đều ghi nhân sự
xuất hiện của cả 4 pha phát triển. Giai đoạn trưởng thành và trứng có thời
gian hoạt động 8 tháng trong năm và sâu non được ghi nhận xuất hiện ở
hầu hết các tháng trong năm.

Tài liệu tham khảo

1. Cao, L. F., Yang, L., Gao, F., Liu, K. W., Liu, H. H., Cui, J. J., Zhou, C. G., 2010. Research progress on the biological characteristics and control of Monochamus alternatus. Shandong Forestry Science and Technology, (2): pp. 111 - 115.

2. Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Thị Duyên, Trịnh Quang Pháp, 2011. Vai trò của tuyến trùng đối với bệnh chết héo thông ở Lạng Sơn. Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 4, tr.1422 - 1428.

3. Mota, M.M., Braasch, H., Bravo, M.A., Penas, A.C., Burgermeister, W., Metge, K.,& Sousa, E., 1999First report of Bursaphelenchus xylophilus in Portugal and in Europe. Nematol 1: tr. 727 - 734.

4. Quyết định số 627/QĐ-UBND ngày 16/3/2021 về công bố hiện trạng rừng tỉnh Lạng Sơn năm 2020.

5. Quyết định số 351/QĐ-UBND ngày 26/2/2021 về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Bắc Giang năm 2020.

6. Nguyễn Văn Thành, 2019. Nghiên cứu vòng đời của loài Xén tóc nâu (Monochamus alternatus) gây hại thông bằng phương pháp nuôi với thức ăn nhân tạo. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (13): tr. 40 - 45.

7. Nguyễn Văn Thành, Đào Ngọc Quang, 2020. Biến động số lượng loài Xén tóc nâu (Monochamus alternatus) hại thông tại Việt Nam. Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ 10, tr. 704 - 710.

8. Phạm Quang Thu, 2006. Bệnh tuyến trùng hại thông ba lá Pinus kesiya, nguyên nhân và giải pháp phòng trừ. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và Biến đổi khí hậu, tr.308 - 320.

9. Nguyen Thanh Tuan, Tan Jiajin, Ye Jianren, 2016. A suvey on the symptoms and endoparasite of the dead pine trees in Viet Nam. Journal of Nanjing Forestry University, 40 (1): pp. 4 4 - 52

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

11

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Thành, N.V. và Bình``, L.V. 2024. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI XÉN TÓC NÂU Monochamus alternatus Hope (Coleoptera: Cerambycidae) HẠI THÔNG MÃ VĨ TẠI MỘT SỐ TỈ NH PHÍA BẮC VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>