NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY SẤU TÍA (Sandoricum indicum Cav.) TỪ HẠT


Các tác giả

  • Nguyễn Kiên Cường Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Đỗ Thị Ngọc Hà Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Phùng Văn Tỉnh Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Minh Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Sinh lý hạt giống, nhân giống từ hạt, cây Sấu tía

Tóm tắt

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống, kỹ thuật
nhân giống cây Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) từ hạt. Về đặc điểm
sinh lý hạt giống: quả Sấu tía rộng 40,2 mm và dài 48,6 mm, khối lượng
1.000 quả là 47,67 kg, 1 quả có 3 đến 5 hạt; hạt Sấu tía dài 24,8 mm, rộng
13,6 mm, dày 10,7 mm; khối lượng 1.000 hạt là 1.829 g; độ ẩm của hạt Sấu
tía 43,2%, thuộc nhóm hạt có độ ẩm cao, hạt mất sức nảy mầm nhanh. Xử
lý hạt nảy nầm tốt nhất là ngâm nước thường (22
o
C) trong 24 giờ cho tỷ lệ
nảy mầm của hạt mới thu hái 97,8% và thế nảy mầm là 35,5%, thời gian
nảy mầm của hạt tập trung 8 - 10 ngày; hạt bảo quản thường ở trong phòng
(22 - 27
0
C) là biện pháp bảo quản hạt tốt nhất, thời gian tối đa được 3 - 4
tháng. Kết quả nghiên cứu gieo ươm cây con Sấu tía trong bầu PE có đáy
kích thước 17  22 cm sau 11 tháng với hỗn hợp ruột bầu 48% đất tầng A +
2% phân vi sinh sông Gianh + 50% mùn cưa và không che sáng cho kết
quả tốt nhất, đạt đường kính gốc 12,3 mm, chiều cao cây 119,7 cm, tỷ lệ
sống 91,6%

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Kiên Cường, Đỗ Thị Ngọc Hà và Kiều Phương Anh, 2017. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật trồng Sấu tía nhằm cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Lâm n ghiệp, Số chuyên san năm 2017, tr 123 - 131.

2. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh

3. Nguyễn Văn Hợp, 2018. Thành phần loài thực vật được sử dụng làm thức ăn của cộng đồng Chơ Ro tại Khu Bảo tồn thiên nhiên, văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp s ố 1, Tr 103 - 112.

4. Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh, 1993. Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, tr 519 - 520.

5. Tống Thị Lệ Hằng, 2012. Khảo sát thành phần hóa học của vỏ cây và vỏ trái cây Sấu đỏ (Sandoricum indicum Cav.) thu hái ở tỉnh Bình Dương. Luận văn thạc sĩ.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

5

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Cường, N.K., Hà, Đỗ T.N., Tỉnh, P.V., Hải, V. Đại và Thanh, N.M. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY SẤU TÍA (Sandoricum indicum Cav.) TỪ HẠT. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 > >>