SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TRỒNG DƯỚI TÁN RỪNG TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI


Các tác giả

  • Nguyễn Minh Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Tạ Duy Long Trung tâm PTLN Hà Nội

Từ khóa:

Cây bản địa,, dưới tán rừng, sinh trưởng, Sóc Sơn

Tóm tắt

Kết quả đánh giá sinh trưởng của 3 loài cây bản địa Sao đen (Hopea odorata Roxb.), Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv) và Re gừng (Cinamomum obtusifolium (Roxb.) trồng năm 2011 trong các mô hình trồng rừng gồm trồng dưới tán rừng Thông nhựa 26 tuổi, trồng dưới tán rừng trồng Keo tai tượng và rừng Keo tai tượng xen Thông nhựa 20 tuổi và trồng trên trảng cỏ cây bụi tại Sóc Sơn Hà Nội cho thấy sau 5 năm cả 3 loài cây đều cho sinh trưởng phát triển bình thường. Trong 3 loài cây trồng tại Sóc Sơn thì Sao đen là loài cho sinh trưởng tốt nhất với o D= 5,14cm, vn H = 2,68m, o D= 1,89 và tỷ lệ sống đạt từ 67 - 75%; tiếp đến là Lim xanh với o D= 4,28cm, vn H = 2,19m,
t D= 1,5m và tỷ lệ sống đạt từ 67 - 75% và thấp nhất là Re gừng với o D=3,79cm, vn H = 1,76m, t D= 1,39 m và có tỷ lệ sống từ 58 - 67%. Nhìn chung sau 5 tuổi cây trồng của 3 loài đều tốt nhất ở mô hình trồng trên thảm thực bì là cây bụi thảm tươi và sinh trưởng kém nhất trong mô hình trồng dưới tán rừng Thông nhựa. Kết quả bước đầu này cũng đã cho thấy cả 3 loài cây này đều có triển vọng trồng rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng ở Sóc Sơn, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Xuân Hoàn, 2002. Một số kết quả nghiên cứu phục hồi rừng bằng cây bản địa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (10), tr.935 - 936

2. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lí số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Hoàng Văn Thắng, 2007. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng hỗn loài cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn ở Ngọc Lặc - Thanh Hóa và Cầu Hai - Phú Thọ. Luận văn thạc sỹ KHLN, trường ĐHLN.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

12

PDF Tải xuống

5

Cách trích dẫn

[1]
Thanh, N.M. và Long, T.D. 2024. SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TRỒNG DƯỚI TÁN RỪNG TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.