NGHIÊN CỨU KỸTHUẬT NHÂN GIỐNG VÙ HƯƠNG(Cinnamomum balansae Lecomte) BẰNG HẠT


Các tác giả

  • Bùi Thọ Tiến Trường Cao đẳng Công nghệvà Nông lâm Đông Bắc
  • Nguyễn Viễn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Văn Thắng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Văn Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Tiên Phong Trường Cao đẳng Công nghệvà Nông lâm Đông Bắc

Từ khóa:

Bảo quản hạt, Vù hương, thành phần ruột bầu, xử lý hạt

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm quả, hạt và nhân giống Vù hương bằng hạt
tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ đã cho thấy,
quả Vù hương có kích thước nhỏ, trung bình có khoảng 2.279 quả/kg, mỗi
quả có chứa 1 hạt, khối lượng 1.000 hạt dao động từ 0,35 - 0,38kg, tương
đương có từ 2.632 - 2.857 hạt/kg, trung bình là 2.778 hạt/kg. Độ thuần hạt
giống của các xuất xứ dao động 80,7 - 85,2%, trung bình là 83,4%. Thử
nghiệm bảo quản hạt theo các thí nghiệm khác nhau đã chỉ ra rằng, hạt Vù
hương thích hợp với phương pháp bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5
o
C, sau 2
tháng bảo quản vẫn cho tỷ lệ sống đạt 62,0%. Hạt Vù hương nảy mầm tốt
nhất khi được ngâm trong nước ấm 30
o
C trong 4 - 6 giờ, cho tỷ lệ nảy mầm
đạt từ 83,0 - 85,0%. Thành phần ruột bầu phù hợp với gieo ươm Vù hương
từ hạt là 98% đất + 2% phân NPK (16:16:8), sau 6 tháng cho sinhtrưởng
của cây giống Vù hương là tốt nhất, đạt tỷ lệ sống 87,8%, đườngkính gốc
0,56 cm và chiều cao 50,4 cm.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân, 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, TậpII. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2007. Sách Đỏ Việt Nam (phần thực vật). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

4. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ, 2005. “Kết quả giâm hom Vù hương phục vụ bảo tồn nguồn gen cây rừng”. Thông tin Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp, (1), Tr 32 - 33.

5. Nguyễn Minh Thanh, Đào Hùng Mạnh, 2006. “Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng và kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansaeH.Lec) tại Đoan Hùng - Phú Thọ”. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (4), tr4585 - 4592.

6. Hà Văn Tiệp, 2009. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa Trai Lý (Garcinia fagraeoidesA.Chev), Vù hương (Cinnamomum balansaeH.Lec) và Sưa (Dalbergia tonkinensisPrain) nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc. Báo cáo kết quả đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

7. Nguyễn Viễn, 2015. Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Vù hương (Cinnamomum balansaeH.Lec) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Tải xuống

Số lượt xem: 10
Tải xuống: 3

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Tiến, B.T., Viễn, N., Thắng, H.V., Quang, L.V., Nguyệt, N.T. Ánh và Phong, N.T. 2024. NGHIÊN CỨU KỸTHUẬT NHÂN GIỐNG VÙ HƯƠNG(Cinnamomum balansae Lecomte) BẰNG HẠT . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>