NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH CÂY GỤ LAU (Sindora tonkinensis a. Chev. Ex K. & S.S. Larsen)


Các tác giả

  • Nguyễn Hải Thành Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Thanh Nga Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Kim Vui Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Minh Phương Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Vũ Đức Bình Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Xuân Toàn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.995

Từ khóa:

Gụ lau, hữu tính, sinh trưởng.

Tóm tắt

Gụ lau là cây bản địa gỗ lớn có giá trị sử dụng làm đồ trang trí nội thất và đồ gia dụng. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu nhân giống hữu tính cây Gụ lau làm cơ sở cho việc hướng dẫn kỹ thuật từ xử lý hạt giống, kỹ thuật gieo hạt, thành phần ruột bầu cho đến quy trình chăm sóc cây con tại vườn ươm. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Gụ lau từ hạt cho thấy công thức mài một phần vỏ hạt, ngâm trong nước ấm 550C trong thời gian 12 giờ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 94%. Thời điểm cấy cây có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Gụ lau ở vườn ươm (sig <0,05). Hạt sau khi gieo khoảng 25 ngày, cây con đã ra 2 lá mầm và chiều cao đạt từ 5 - 7cm, tiến hành cấy cây vào bầu cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 86% sau 12 tháng. Thành phần ruột bầu đã ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây Gụ lau ở giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi. Sau 12 tháng gieo ươm, thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm 89% đất mặt + 10% phân chuồng + 1% NPK (5:10:3) là công thức tốt nhất với tỷ lệ sống cao nhất (91,3%) chiều cao trung bình sau 12 tháng gieo ươm đạt 77,1cm và đường kính gốc trung bình đạt 7,9cm. Tưới thúc có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng về đường kính gốc, chiều cao vút ngọn của cây con Gụ lau ở giai đoạn vườn ươm. Với thời gian nuôi cây trong vườn là 12 tháng, tưới thúc 3 lần cho sinh trưởng của cây con tốt nhất với đường kính gốc trung bình đạt 8,3mm và chiều cao vút ngọn 87,2cm.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ KH&CN, 2007. Sách đỏ Việt Nam - Phần II. Thực vật. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

Bộ KH&CN, 2017. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN số 8755: 2017 Giống cây Lâm nghiệp - Cây trội.

Trần Minh Đức, Lê Thị Diên, Võ Thị Minh Phương, Trần Nam Thắng, Nguyễn Thị Thương, Lê Thái Hùng, 2015. Kỹ thuật gây trồng một số loài cây thân gỗ. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Trần Việt Hà, Lê Hồng Liên, Nguyễn Văn Việt, Sounthone Douangmala, 2019. Nghiên cứu nhân giống Gõ đỏ (afzelia xylocarpa(kurz) craib) từ hạt. Tạp chí công nghệ sinh học & giống cây trồng số 1: 12-18

Nicolas Wittmann, Hồ Đắc Thái Hoàng, Lê Thái Hùng, Till Pistorius, Maximilian Roth, 2019. Tiếp cận lâm sinh trong phục hồi rừng ven biển Việt Nam. Tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật trong dự án được hỗ trợ bởi IKI.

Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Thị Kim Vui, Nguyễn Thị Liệu, Vũ Đức Bình, Nguyễn Hải Thành, Nguyễn Thị Thanh Nga, Lê Xuân Toàn, Lê Công Định, 2020. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) từ hạt ở giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 6 năm 2020. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

Đã xuất bản

13-11-2024

Số lượt xem tóm tắt

1

PDF Tải xuống

Cách trích dẫn

[1]
Nguyễn, H.T., Nguyễn Thị, T.N., Nguyễn Thị, K.V., Lê, M.P., Vũ Đức, B. và Lê Xuân, T. 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH CÂY GỤ LAU (Sindora tonkinensis a. Chev. Ex K. & S.S. Larsen) . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 11 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.995.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.