NGHIÊN CỨU TÁI SINH CÂY BẠCH ĐÀN LAI UP (E. urophylla x E. pellita) THÔNG QUA PHÔI SOMA PHỤC VỤ CHO CHUYỂN GEN


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Việt Hà Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Huyền Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Thị Thủy Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Thị Thu Hà Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Đức Vượng Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Hữu Sỹ Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Đức Kiên Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đào Thị Thùy Trang Trường PTTH chuyên Hùng Vương - Gia Lai
  • Phùng Thị Kim Huệ Trường PTTH chuyên Hùng Vương - Gia Lai

Từ khóa:

Bạch đàn lai UP, in vitro, mô sẹo, phôi soma, tái sinh

Tóm tắt

Nghiên cứu tái sinh chồi thông qua phôi soma là bước cần thiết để phục vụ cho công tác chuyển gen. Kết quả nghiên cứu tái sinh Bạch đàn lai UP cho thấy với vật liệu ban đầu là đoạn thân và mảnh lá của chồi in vitro được nuôi cấy trên môi trường MS giảm ½ Nitơ tổng số (MS*) bổ sung 3,0 mg/l BAP, 0,5 mg/l NAA, 20g/l Sucrose, 100 ml/l nước dừa và 2,4 g/l Gelrite cho tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo đạt 88,3% đối với đoạn thân và 81,7% đối với mảnh lá. Mô sẹo sau đó được kích thích nhân sinh khối và phát triển tạo phôi soma trên môi trường MS* bổ sung 1,0 mg/l BAP, 0,5 mg/l NAA, 20 g/l Sucrose, 100 ml/l nước dừa và 2,4 g/l Gelrite cho tỷ lệ tạo mô sẹo cảm ứng tạo phôi soma là 65,6%. Cụm phôi soma nảy mầm trên môi
trường MS* bổ sung 0,5 mg/l BAP, 0,2 mg/l NAA, 20 g/l Sucrose, 100 ml/l nước dừa và 2,4 g/l Gelrite cho tỷ lệ cụm phôi nảy chồi đạt 69,3%, số chồi trung bình đạt 6,1 chồi/cụm phôi. Môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l BAP, 0,25 mg/l NAA, 30 g/l Sucrose, 15 mg/l Riboflavin và 6,5 g/l Agar thích hợp cho tạo đa chồi với hệ số nhân chồi đạt 6,5 chồi/cụm. Môi trường ½ MS bổ sung 2,0 mg/l IBA, 1,0 mg/l NAA, 15 g/l Sucrose và 7 g/l Agar cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 90,0%, số rễ TB/chồi 5,9 rễ và chiều dài rễ trung bình là 1,6 cm. Sau khi bình cây được huấn luyện 7 - 10 ngày, cây con được cấy vào cát vàng; sau 2 tuần, cây con được cấy vào bầu với thành phần giá thể là 70% đất đồi, 20% xơ dừa và 10% phân vi sinh cho tỷ lệ sống
đạt trên 90%. Hệ thống tái sinh cây Bạch đàn lai UP thông qua tạo phôi soma có thể áp dụng để chuyển gen cải thiện giống bạch đàn này

Tài liệu tham khảo

1. Alves, ECSC, Xavier A, Otoni WC, 2004. Organogenese de explante foliar de clones de Eucalyptus grandis ×Eucalyptus urophylla. Pesq Agrop Brasil, 39: 421 - 430.

2. Dibax R., Eisfeld C.L., Cuquel F.L., Koehler H., Quoirin M., 2005. Plant regeneration from cotyledonnary explants of Eucalypyus cammaldulensis. Scientia Agricola (Paracicaba, Brazil), 62: 406 - 412.

3. Hajari E., Watt M.P., Mycock D.J., McAlister B., 2006. Plant regeneration from induced callus of improved clones. S. Afr. J. Bot., 72: 195 - 201.

4. Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Nguyễn Việt Cường, 2005. Cải thiện giống bạch đàn cho các chương trình trồng rừng ở Việt Nam. Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 20 năm đổi mới, 5: 167 - 178.

5. Prakash M.G. and Gurumurthi K., 2005. Somatic embryogenesis and plant regeneration in Eucalyptus tereticornis. Sm, Cur. Sci., 88: 1311 - 1316.

6. Bùi Văn Thắng, Lê Văn Sơn, Chu Hoàng Hà, 2013. Nghiên cứu tạo cây Xoan ta (Melia azedarach L.) chuyển gen P5CSm tăng cường khă năng chống chịu khô hạn. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1: 203 - 208.

7. Bùi Văn Thắng, Nguyễn Thị Hồng Gấm, Ngô Văn Thanh, Chu Hoàng Hà, 2014. Nghiên cứu hệ thống tái sinh cây Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla) thông qua phôi soma phục vụ chuyển gen. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chuyên đề Trường Đại học Lâm nghiệp - 50 năm Xây dựng và Phát triển, 11/2014: 155 - 159.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

5

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Hà, N.T.V., Huyền, N.T., Thủy, L.T., Hà, T.T.T., Sơn, L., Vượng , T. Đức, Sỹ, N.H., Kiên, N. Đức, Trang, Đào T.T. và Huệ, P.T.K. 2024. NGHIÊN CỨU TÁI SINH CÂY BẠCH ĐÀN LAI UP (E. urophylla x E. pellita) THÔNG QUA PHÔI SOMA PHỤC VỤ CHO CHUYỂN GEN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 5 > >>