NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH BỀN VỮNG CHO VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ

Các tác giả

  • Trần Thị Thu Hà Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Nguyễn Vũ Linh Vườn Quốc gia Bạch Mã
  • Đặng Ngọc Quốc Hưng Vườn Quốc gia Bạch Mã

DOI:

https://doi.org/10.70169/VJFS.1039

Từ khóa:

Chiến lược tài chính bền vững, tự chủ tài chính, Vườn Quốc gia Bạch Mã

Tóm tắt

Nghiên cứu “Xây dựng chiến lược tài chính bền vững cho Vườn Quốc gia Bạch Mã” được triển khai trong bối cảnh các đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn) triển khai cơ chế tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tình hình tài chính của Vườn Quốc gia Bạch Mã có sự cải thiện nhẹ trong giai đoạn 2018 - 2023, dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và các yếu tố khác, tuy nhiên Vườn Quốc gia Bạch Mã (VQG Bạch Mã ) vẫn gặp nhiều hạn chế về tài chính như thiếu hụt nguồn lực tài chính, nguồn lực tài chính phân bổ chưa ổn định, khả năng duy trì nguồn thu còn thấp và hiệu quả chi tiêu chưa cao. Những hạn chế này có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu quản lý trong giai đoạn 2021 - 2030. Bên cạnh đó, Vườn Quốc gia Bạch Mã có cơ hội tài chính từ chính sách mới của Nhà nước và sự quan tâm của công chúng đối với hệ sinh thái tự nhiên sau đại dịch. Tuy nhiên, nếu không thực hiện chiến lược và biện pháp tài chính phù hợp, VQG Bạch Mã chắc chắn sẽ thiếu hụt nguồn tài chính cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong cả ngắn hạn và dài hạn. Để đảm bảo tài chính bền vững cho giai đoạn 2024 - 2030, chiến lược tài chính bền vững của Vườn Quốc gia Bạch Mã cần đạt được hai mục tiêu là đảm bảo đủ nguồn lực cho các mục tiêu quản lý và nâng cao hiệu quả chi tiêu. Việc thực hiện kết hợp nhiều giải pháp tài chính theo một lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế có thể giúp VQG Bạch Mã đạt được các mục tiêu này.

Tài liệu tham khảo

1. Dự án PA, 2015. Xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính mới nhằm tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, Dự án “Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn tại Việt Nam” (Dự án PA), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội

2. Đinh Đức Trường và Bùi Diệu Hằng, 2024. Kế hoạch tài chính bền vững tại Vườn Quốc gia Bidioup - Núi Bà, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, WWF-Việt Nam, Hà Nội

3. Emerton, L., & Bui, L. H., 2021. Guidelines: A stepwise approach to sustainable finance planning for protected and conserved areas, MARD/GIZ-Bio Project, GIZ-Vietnam, Hanoi

4. Lê Thanh An, Nguyễn Vũ Linh và Đặng Ngọc Quốc Hưng, 2020. Đánh giá khả năng tự chủ tài chính tại Vườn Quốc gia Bạch Mã Việt Nam, Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế, số 15 tháng 09/2020, trang 1-13

5. Lucy Emerton, Nguyễn Việt Dũng, Bùi Thị Minh Nguyệt và Max Roth, 2021. Báo cáo đánh giá hiện trạng tài chính của khu bảo tồn ở Việt Nam: Các nhu cầu, lựa chọn và bước đi tiếp theo để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Dự án GIZ-Bio, Hà Nội

6. Trần Thị Thu Hà, 2021. Chiến lược tài chính bền vững Vườn Quốc gia Cát Tiên giai đoạn 2021 - 2030, Dự án Bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng tại Việt Nam, GIZ-Việt Nam, Hà Nội

7. VQG Bạch Mã, 2021. Phương án quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Bạch Mã, giai đoạn 2021 - 2030, Thừa Thiên Huế.

Đã Xuất bản

29-03-2025

Cách trích dẫn

[1]
Trần, T.T.H., Nguyễn, V.L. và Đặng, N.Q.H. 2025. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH BỀN VỮNG CHO VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 3 2025). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.1039.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả