SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON TAM THẤT (Panax pseudogingseng Wall.) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ KÍNH TẠI ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Hoàng Thanh Trường Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên
  • Giang Thị Thanh Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Từ khóa:

Nhà kính, sinh trưởng,, Tam thất, xơ dừa

Tóm tắt

Tam Thất (Panax pseudoginseng Wall.) là dược liệu truyền thống ở Việt Nam. Cây đã được di thực đến Lâm Đồng để trồng thử nghiệm. Thử nghiệm đánh giá khả năng thích ứng với vùng khí hậu ôn hoà thông qua công thức phối trộn đất và xơ dừa ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Thí nghiệm được quan sát trong nhà kính. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích phương sai hai nhân tố và phi tham số Kruskal - Wallis để phân tích kết quả. Sau 8 tháng, kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ sống tốt nhất của Tam Thất là 64% (60% đất + 40% xơ dừa) và 60% (80% đất + 20% xơ dừa). Phân tích phương sai thì 2 nhân tố cho thấy chiều dài cuống lá và thời gian thí nghiệm đã ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên tỷ lệ sống của Tam thất; trong đó hai công thức giá thể 60% đất - 40% xơ dừa và 40% đất - 60% xơ dừa là có tỷ lệ sống tốt nhất. Kiểm định sự khác biệt chiều
dài cuống lá trong các công thức phối trộn bằng phương pháp Kruskal - Wallis; kết quả là p - value < 2.2e - 16 (Sig. = 0,05, Kruskal - Wallis chi - squared = 84.78, df = 4) nhỏ hơn rất nhiều so với 0,05 nên có ít nhất một khác biệt có ý nghĩa giữa các công thức phối trộn giá thể; trong đó, hai công thức cho chiều dài cuống lá tốt nhất sau 8 tháng theo dõi là 20% đất + 80% xơ dừa (10,07 ± 1,38 (SD) cm) và 40 đất + 60% xơ dừa (8,93 ± 1,36 cm). Qua thí nghiệm, công thức phù hợp nhất cho sinh trưởng cây con Tam thất ở vườn ươm là 40% đất + 60% xơ dừa. Các phân tích được thực hiện trên phần mềm Rstudio.

Tài liệu tham khảo

1. Chitta Ranjan Deb, Sakutemsu Lolen Jamir, Nangshimeren Sakutemsu Jamir, 2016. Macropropagation and Production of Clonal Planting Materials of Panax pseudoginseng Wall, Open Journal of Forestry, 6, pp. 135 - 141.

2. Đặng Ngọc Hùng, 2013. Nghiên cứu nhân giống cây Tam thất bắc (Panax pseudoginseng) bằng phương pháp giâm hom chồi củ tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, Tạp chí Khoa học & Công nghệ 108(08), pp. 135 - 139.

3. N. Venugopal, P. Ahuja, 2013. Seed germination of Panax wangianus S.C. Sun (Araliaceae): a critically endangered medicinal plant of Meghalaya, Northeast India, International Journal of Reproductive Biology, 5(2), pp. 156 - 160.

4. Nguyễn Văn Tuấn, 2014. Phân tích dữ liệu với R. Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nong Van Duy, 2016. A new variety of Panax (Araliaceae) from Lam Vien Plateau, Vietnam and its molecular evidence. Phytotaxa 277 (1), pp. 047 - 058.

6. Package “pgirmes”. Multiple comparison test after Kruskal - Wallis. R documentation. pp. 20.

7. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2, NXB. Y học, Hà Nội, Trang 768 - 769.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

12

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Trường, H.T. và Thanh, G.T. 2024. SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON TAM THẤT (Panax pseudogingseng Wall.) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ KÍNH TẠI ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2