ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI TRẮC NAM BỘ (Dalbergia cochinchinensis Pierre.) Ở DI LINH, LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Nguyễn Thành Mến Viện Khoa học Lâm Nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên
  • Hoàng Thanh Trường Viện Khoa học Lâm Nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên
  • Bùi Xuân Tiến Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Sơn Điền

Từ khóa:

Trắc nam bộ, IVI%, cấu trúc, tái sinh tự nhiên, tỉnh Lâm Đồng

Tóm tắt

Cây Trắc nam bộ (Dalbergia cochinchinensis Pierre.) (Fabaceae) còn được gọi là Trắc đỏ, Trắc đen, Cẩm lai nam bộ..., là loài đặc hữu của khu vực Đông Nam Á. Tại tỉnh Lâm Đồng, loài này có phân bố tập trung ở kiểu rừng lá rộng thường xanh thuộc huyện Di Linh. Trắc nam bộ hiện được IUCN, 2018 xếp hạng VU; Sách đỏ Việt Nam, 2007 xếp hạng EN. Nghiên cứu này đã xác định cấu trúc tổ thành, mối quan hệ sinh thái loài, phân bố N/D, phân bố N/H và đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Trắc nam bộ. Công thức tổ thành cây gỗ ở lâm phần nghiên cứu Trắc nam bộ như sau: 12,27% Trâm trắng + 9,65% Cám + 7,23% Bời lời + 7,06% Dầu trà beng + 6,78% Kháo + 6,34% Trắc nam bộ + 5,82% Dẻ móc + 44,86% Loài khác. Về quan hệ sinh thái, Trắc nam bộ có mối quan hệ ngẫu nhiên với các loài ưu thế trong tổ thành (IV ≥ 5%) như Trâm trắng, Cám, Bời lời, Dầu trà beng, Kháo và Dẻ móc. Đối với phân bố N/D, Trắc nam bộ tập trung chủ yếu ở cấp kính từ 6 - 10 cm, trong quần thể không phát hiện cây trưởng thành ở cấp kính ≥ 30 cm, do bị khai thác mạnh trong thời gian qua. Đối với phân bố N/H, Trắc nam bộ tập trung ở cấp chiều cao từ 4 - 8 m. Trắc
nam bộ có khả năng tái sinh chồi khá mạnh (tỷ lệ 73,3%) nhưng tái sinh hạt kém. Vì vậy, cần có biện pháp quản lý, bảo vệ chặt chẽ và xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm phục hồi các quần thể Trắc nam bộ

Tài liệu tham khảo

1. Bảo Huy, 1997. Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ sinh thái loài trong rừng mưa nhiệt đới dựa vào tiêu chuẩn c2. Báo cáo đề tài khoa học, Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam - Phần Thực vật. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội. Tr.193 - 194.

3. CoP16 Prop.60, 2013. Convention on international trade in endangered species of wild fauna and flora Sixteenth meeting of the Conference of the Parties. Bangkok (Thailand). CONSIDERATION OF PROPOSALS FOR AMENDMENT OF APPENDICES I AND II. 3 - 14 March 2013.

4. IUCN red list, 2018. Dalbergia cochinchinensis. IUCN red list of threatened species (online). Updated March, 2018.

5. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam - Tập I, II và III. NXB Trẻ.

6. Quyết định số 2198/CNR, 1977. Bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước. BộLâm nghiệp.

7. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Tr. 510.

8. Trung tâm Tài nguyên và môi trường Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 2010. Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục Nghị định số 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái. Báo cáo.

Tải xuống

Số lượt xem: 11
Tải xuống: 4

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Mến, N.T., Trường, H.T. và Tiến, B.X. 2024. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI TRẮC NAM BỘ (Dalbergia cochinchinensis Pierre.) Ở DI LINH, LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>