KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRỒNG SƯU TẬP THỰC VẬT TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM SINH CHIỀNG SINH - TRUNG TÂM KHOA HỌC LÂM NGHIỆP TÂY BẮC


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hương Ly Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Nguyễn Văn Hùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Hà Văn Tiệp Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Đinh Công Trình Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Lê Anh Thanh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Nguyễn Tùng Lâm Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Vũ Văn Tuân Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Phan Thị Thanh Huyền Trường Đại học Tây Bắc
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.966

Từ khóa:

Vườn sưu tập thực vật, sinh trưởng, tỷ lệ sống, Trạm Thực nghiệm Lâm sinh Chiềng Sinh

Tóm tắt

Từ năm 2019 - 2021, Vườn sưu tập thực vật tại Trạm Thực nghiệm Lâm sinh Chiềng Sinh đã trồng bổ sung và sưu tập thêm 30 loài mới thuộc 19 họ thực vật, trong đó có 17 loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam ở mức nguy cấp và sắp nguy cấp. Các loài thực vật được trồng sưu tập có 3 dạng sống khác nhau: cây gỗ lớn, cây gỗ trung bình và cây gỗ nhỏ; thuộc 7 nhóm công dụng, trong đó nhóm cây lấy gỗ có số loài chiếm hơn 50% tổng số loài được trồng sưu tập. Tỷ lệ sống của các loài cây dao động từ 71,05 - 100%. Tốc độ tăng trưởng trung bình của các loài cây đa số dưới 0,5 cm/năm. Tuy nhiên, loài Chò xanh có tốc độ tăng trưởng đáng kể với 1,02 cm/năm. Như vậy, tính đến năm 2023, các loài cây được trồng bổ sung vào Vườn sưu tập từ năm 2019 - 2021 được đánh giá là loài cây sinh trưởng chậm theo Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT. Những kết quả xây dựng Vườn sưu tập thực vật tại Trạm Thực nghiệm Lâm sinh Chiềng Sinh đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Để nâng cấp, duy tu Vườn sưu tập thực vật thì việc quản lý và chăm sóc các loài cây cần tiếp tục được cải thiện để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bền vững của các loài thực vật trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, Phần II, Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Đỗ Tất Lợi, 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 2), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2003. Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT, 2021. Thông tư Quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

Trần Đình Lý, 1993. 1.900 loài cây có ích ở Việt Nam, NXB Thế giới.

Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốcViệt Nam, Tập 1, 2, NXB Y học, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

18-09-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Nguyễn Thị Hương, L., Nguyễn Văn, H., Hà Văn, T., Đinh Công, T., Lê Anh, T., Nguyễn Tùng, L., Vũ Văn, T. và Phan Thị, T.H. 2024. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRỒNG SƯU TẬP THỰC VẬT TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM SINH CHIỀNG SINH - TRUNG TÂM KHOA HỌC LÂM NGHIỆP TÂY BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.966.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả