ẢNH HƢỞNG CỦA THÀNH PHẦN RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA DẦU RÁI (DIPTEROCARPUS ALATUS ROXB.) VÀ SAO ĐEN (HOPEA ODORATA ROXB.) TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM
Từ khóa:
Thành phần ruột bầu, Dầu rái, Sao đenTóm tắt
Sao đen (Hopea odorata Roxb.) và Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) là 2 loài cây
họ Dầu (Dipterocarpaceae) được gây trồng phổ biến ở nước ta. Việc cung cấp vật liệu trồng
rừng chất lượng cao là một trong những khâu hết sức quan trọng quyết định khả năng sinh
trưởng và phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của rừng trồng. Thành phần ruột bầu là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng có ý nghĩa đến tăng trưởng của cây con trong
giai đoạn vườn ươm. Trong thí nghiệm thành phần ruột bầu, nghiệm thức 1 (đất mặt), 2
(88% đất mặt + 10% phân chuồng + 2% super lân) và 3 (73% đất mặt + 15% chất nhiễm
mùn + 10% phân chuồng + 2% super lân) cho cây con Dầu rái sinh trưởng tốt, đạt chiều
cao hơn 77cm và đường kính hơn 6mm; cây con Sao đen sinh trưởng tốt ở nghiệm thức 2
và 3, đạt chiều cao hơn 86cm và đường kính hơn 4,6mm khi cây 12 tháng tuổi. Chất lượng
đất mặt là một trong yếu tố quan trọng cần chú ý trong sản xuất cây giống Dầu rái và Sao
đen.
Tài liệu tham khảo
Lê Quốc Huy và Tạ Minh Hòa, 1998. Một số kết quả nghiên cứu công nghệ vườn ươm
nhân hom sinh dưỡng và sản xuất cây con Sao đen và Dầu nước chất lượng cao.
http://rcfee.org.vn/en/images/stories/Publication/1998/huylq_dipterocarp_1998.pdf
Đinh Xuân Lý, 1995. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tạo cây con Dầu rái
(Dipterocarpus alatus Roxb.) phục vụ trồng rừng gỗ lớn, gỗ lạng ở các tỉnh phía
Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh - Tập II (1993 - 1994). Nhà
xuất bản Nông nghiệp, trang 98 - 113.
Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005. Cây họ Dầu Việt Nam (Dipterocarps of Vietnam). Nhà xuất
bản Nông nghiệp, 100 trang.
Bộ NN và PTNT, 2005. Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9
vùng sinh thái lâm nghiệp, ban hành kèm theo quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày
/3/2005.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2005. Quy trình kỹ thuật trồng rừng Sao đen
(Hopea odorata R.) và Dầu rái (Dipterocarpus alatus) phục vụ chương trình trồng
rừng 327.
Lee S. S., M. Patahayah, W. S. Chong và F. Lapeyrie, 2008. Successful ectomycorrhizal
inoculation of two Dipterocarp species with a locally isolated fungus in Peninsular,
Malaysia. Journal of Tropical Forest Science 20(4): 237–247.
Piewluang Chana, Jutitep Bhodthipuks and Somyos Kijkar, 2000. The effect of fertilization
and mycorrhizal inoculation to the growth of Dipterocarpus alatus Roxb. and Hopea
odorata Roxb. Silvicultural research report 1999, Royal Forest Dept., Bangkok
(Thailand). Forest Research Office. Silviculture Research Div..- Bangkok (Thailand),
Sanip Y. M., S. S. Lee and F. Lapeyrie, 1996. Mycorrhizal inoculation of Hopea odorata
(Dipterocarpaceae) in the nursery. Journal of Tropical Forest Science 9(2): 267 –