THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở THỪA THIÊN HUẾ


Các tác giả

  • Hoàng Công Tín Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
  • Mai Văn Phô Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Từ khóa:

Thực vật ngập mặn, Thừa Thiên Huế, Thành phần loài, Đặc điểm phân bố

Tóm tắt

Thảm thực vật ngập mặn (TVNM) ở Rú Chá, khu du lịch Tân Mỹ, cửa sông Bù Lu và quanh
đầm Lập An đã cấu thành nên hệ TVNM ở Thừa Thiên Huế, góp phần vào sự đa dạng sinh học ở
vùng ven biển Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào công bố một
cách đầy đủ về hiện trạng phân bố và thành phần loài TVNM ở đây. Vì vậy, bài báo này nhằm cung
cấp dẫn liệu về thành phần loài và đặc điểm phân bố của TVNM hiện có ở Thừa Thiên Huế.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 50 loài thuộc 42 chi, 31 họ thực vật và 2 ngành. Trong
đó, đã bổ sung 3 loài TVNM cho khu vực Rú Chá và khu vực cửa sông Bù Lu. Danh lục thành phần
loài TVNM ở khu vực Tân Mỹ lần đầu tiên được công bố. Đặc điểm phân bố thành phần loài TVNM
theo không gian được ghi nhận rằng, ngay trong địa bàn tỉnh TT- Huế sự đa dạng thành phần loài và
các taxon bậc chi và họ của TVNM đã có sự biến động theo phân bố vĩ tuyến với thứ tự các khu vực
là Rú Chá < Tân Mỹ < Bù Lu < Lập An. Ngoài ra, dưới sự hỗ trợ của công nghệ ảnh viễn thám và
GIS, tổng diện tích TVNM ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 29,98 ha và diện tích
phân bố chi tiết của 4 khu vực chính cũng đã được xác định.
Những kết quả trên có thể xem là cơ sở quan trọng cho công tác bảo tồn và phục hồi diện tích
TVNM nhằm tăng tính đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cộng đồng ven
biển Thừa Thiên Huế

Tài liệu tham khảo

/1. Phạm Hoàng Hộ, 2001. Cây cỏ Việt Nam, Tập I, II, III. Nxb. Trẻ - Tp. Hồ Chí Minh.

/2. Phan Nguyên Hồng (chủ biên), 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

/3. Phan Nguyên Hồng, 2003. “Phương pháp điều tra rừng ngập mặn”, Sổ tay hướng dẫn giám sát và

điều tra đa dạng sinh học. Nxb. Giao thông vận tải, tr. 315-331.

/4. Nguyễn Khoa Lân, 1999. Thực vật ngập mặn trong môi trường sinh thái ven biển Thừa Thiên Huế.

Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thừa

Thiên Huế, Số 2 (24), tr. 34-39.

/5. Mai Văn Phô, Đoàn Ngọc Đính, 1993. Các loài cây ngập mặn ở đầm Lăng Cô. Tạp chí Thông tin

Khoa học và Công nghệ, Ban KH&KT Thừa Thiên Huế, Số 2 (1993), tr. 105-108.

/6. Hoàng Công Tín, Mai Văn Phô, Tôn Thất Pháp, 2010. Hiện trạng thảm thực vật ngập mặn ở vùng

đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển,

Số 1 (78) tr. 88-94.

/7. Hoàng Công Tín, 2011. Phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

ở Thừa Thiên Huế. Hội thảo chia sẽ kinh nghiệm về quản lý bền vững đất ngập nước. Quảng

Nam, 12/2011.

/8. Phạm Minh Thư, 2003. Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý cây ngập mặn Rú Chá, xã

Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào cộng đồng, Luận văn thạc sỹ

Sinh thái học, Trường Đại học Khoa học Huế.

/9. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội.

/10. Lê Thị Trễ, Phan Trung Hiếu, 2002. Nghiên cứu hiện trạng hệ TVNM ở Lăng Cô, huyện Phú Lộc,

tỉnh Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Đại học Huế lần thứ nhất – Khoa học Tự

nhiên, tr. 140-144.

/11. FAO and Wetlands International, 2007. Mangrove Guidebook for Southeast Asia. Printed by

Dharmasarn Co., Ltd

Tải xuống

Đã xuất bản

14-01-2024

Số lượt xem tóm tắt

19

PDF Tải xuống

15

Cách trích dẫn

[1]
Tín, H.C. và Phô, M.V. 2024. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở THỪA THIÊN HUẾ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết