Bài báo MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA ƯU HỢP HỌ SAO DẦU (Dipterocarpaceae) TRONG RỪNG KÍN THƯỜNG XANH HƠI ẨM NHIỆT ĐỚI Ở KHU VỰC VEN BIỂN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU THUỘC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
DOI:
https://doi.org/10.70169/VJFS.1026Từ khóa:
Ưu hợp họ Sao Dầu, kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc rừng, chỉ số hỗn giao, đa dạng loài cây gỗ, ven biển Bình Châu – Phước BửuTóm tắt
Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về kết cấu loài cây gỗ và cấu trúc của các ưu hợp họ Sao Dầu trong kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực ven biển Bình Châu - Phước Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Số liệu thu thập bao gồm 5 ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích ô 2000 m2. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng số loài cây gỗ bắt gặp trong các ưu hợp họ Sao Dầu là 56 loài; trong đó bao gồm 6 loài cây gỗ của họ Sao Dầu (Sến cát, Dầu cát, Vên vên, Cẩm liên, Làu táu, Sao đen). Các ưu hợp họ Sao Dầu có mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ ở mức giàu tương ứng là 1576 cây/ha, 57,5m2/ha và 443,9m3/ha. Các loài cây gỗ của họ Sao Dầu đóng góp 60,4% về mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ, còn 50 loài cây gỗ khác là 39,6%. Trong các ưu hợp họ Sao Dầu, Sến cát là loài ưu thế sinh thái, còn Dầu cát là loài đồng ưu thế sinh thái. Mật độ của quần thụ giảm dần theo sự gia tăng đường kính với tốc độ 6,2%. Phân bố chiều cao (H, m) có dạng 1 đỉnh; trong đó số cây tập trung cao nhất ở cấp H = 12m (46,1%). Các ưu hợp họ Sao Dầu có chỉ số hỗn giao rất cao (MI = 0,75), các loài cây gỗ phân bố không đồng đều trong không gian (chỉ số β – Whittaker = 1,94), chỉ số đa dạng loài cây gỗ H’ = 2,69.
Tài liệu tham khảo
1. Cintrón G. and Schaeffer-Novelli Y., 1984. Methods for studying mangrove structure, In: Snedaker, S.C. (Ed.) (1984). The mangrove ecosystem: research methods. Monographs on Oceanographic Methodology, 8. UNESCO: Paris. ISBN 978 - 9231021817. xv, 251 pp.
2. Gadow K. and Hui G.Y., 2007. Characterizing forest spatial structure and diversity. Forestry studies 46: 13-22.
3. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu, Phước Bửu. 2021. Báo cáo thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu, Phước Bửu giai đoạn 2021 – 2030.
4. Lê Văn Long, Nguyễn Minh Thanh, Lê Văn Cường, Lê Bá Toàn. 2017. Một số đặc điểm lâm học của ưu hợp Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri) thuộc rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp 6:42-50.
5. Lê Văn Long. Nguyễn Văn Thêm, Lê Văn Cường, Phùng Thị Tuyến. 2024. Phân tích sự cạnh tranh giữa các loài cây gỗ trong rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp 3 (46-54). DOI: 10.55250/Jo.vnuf.13.3.2024.046-054.
6. Magurran A.E., 2004. Measuring biological diversity. Blackwell Science Ltd., USA. 260 pages.
7. Hop NV., Quy NV., Lam NV., Trong P.T., and Thinh P.C., 2023. Woody plant diversity and aboveground carbon stock of Dipterocarpus chartaceus dominant forests in Binh Chau-Phuoc Buu nature reserve, South Viet Nam. Asian Journal of Forestry 7 (2): 115-125.
8. Nguyễn Văn Thêm, Phạm Minh Toại. 2024. Sinh thái rừng. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 415 trang.
9. Phạm Hoàng Hộ. 1999-2000. Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1, 2, 3. Nhà XB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 991 trang; 951 trang; 1020 trang.
10. Phan Minh Xuân. 2019. Đa dạng thực vật thân gỗ trong rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tóm tắt Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp, 24 trang. Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Thái Văn Trừng. 1999. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 566 trang.
12. Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh. 2003. Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 873 trang.
13. Hung N.V., Alexander P., Anh D.T.L., Ha N.T, and Son L.V., 2020. Forest Vegetation Cover in Binh Chau - Phuoc Buu Nature Reserve in Southern Vietnam. E3S Web of Conferences 175: 14016. DOI:10.1051/e3sconf/202017514016.