ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC LOÀI RAU RỪNG CÓ GIÁ TRỊ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM - THÀNH PHỐ HỘI AN


Các tác giả

  • Phạm Thị Kim Thoa Đại học Đà Nẵng
  • Nguyễn Thị Kim Yến Đại học Đà Nẵng

Từ khóa:

Chỉ số đa dạng sinh học,, đa dạng sinh học, phát triển bền vững, rau rừng

Tóm tắt

Nghiên cứu tập trung làm rõ tính đa dạng sinh học và sinh thái của các loài thực vật hoang dại sử dụng làm rau ăn tại khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, Tp Hội An, tỉnh Quảng Nam. Trên khu vực nghiên cứu, đã tiến hành điều tra, khảo sát 20 ô tiêu chuẩn và ghi nhận được 43 loài thực vật, thuộc 30 họ, trên các sinh cảnh khác nhau: rừng kín thường xanh, rừng cây gỗ thưa rải rác, cây bụi - trảng cỏ, đất trống, đồng ruộng và ven suối. Chỉ số đa dạng H khác nhau giữa các sinh cảnh, phản ánh sự khác biệt thành phần số lượng loài và tính đồng đều phân bố. Chỉ số H thay đổi từ 0,46 đến 1,94 trung bình là 1,28; Thấp nhất là ở sinh cảnh đất trống (0,46), rừng kín thường xanh (0,69 - 1,46), rừng cây gỗ thưa rải rác (1,15 - 1,53), trảng cỏ -cây bụi (1,35) và đồng ruộng - ven suối (1,37 - 1,94). Qua phân tích đa dạng về dạng sống được người dân sử dụng chủ yếu là cây thân thảo (46,51%), môi trường sống tập trung chủ yếu ở chân núi, bìa rừng, rừng (55,81%). Đây là nghiên cứu nhằm tạo cơ sở dữ liệu cho các giải pháp bảo tồn, phát triển và kế hoạch sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân, Bùi Minh Đức, 1994. Một số rau rừng ăn được ở Việt Nam. Nxb Quân đội.

2. Lương Văn Dũng, 2012. Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng các mô hình trồng một số loài rau rừng có giá trị tại Lâm Đồng. Dự án khoa học và phát triển công nghệ Lâm Đồng.

3. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Nxb Trẻ - TP Hồ Chí Minh.

4. Lê Quốc Huy, 2005. Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học thảm thực vật. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT, số 3+4, trang 117 - 121.

5. Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam, Ủy ban Quốc gia con người và sinh quyển Việt Nam, 2008. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam.

6. FAO, 2002. Non - Wood Forest Products in 15 Countries of Tropical Asia.

7. Shannon, C. E. and W. Wiener., 1963. The mathematical theory of communities. Illinois: Urbana University, Illinois Press.

8. Sharma, P. D., 2003. Ecology and environment. New Delhi, Rastogi Publication.

9. Simpson, E. H., 1949. Measurment of diversity. London: Nature 163:688.

10. Wiyada Kaewkrud, Hideaki Otsuka, Somsak Ruchirawat, Tripetch Kanchanapoom. Megastigmane and flavone glycosides from Strophioblachia fimbricalyx Boerl. Journal of Natural Medicines January 2008, Volume 62,

Issue 1, pp 124 - 125.

11. Odum, P.E., 1971. Fundamentals of ecology. Saunders Philadelphia, Pennsylavania.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

11

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Thoa, P.T.K. và Yến, N.T.K. 2024. ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC LOÀI RAU RỪNG CÓ GIÁ TRỊ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM - THÀNH PHỐ HỘI AN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>