KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NHÂN GIỐNG CÂY BÁNG (Ficus callosa WILLD) LÀM RAU ĐẶC SẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO
Từ khóa:
Cây Báng,, nuôi cấy mô tế bào, MS,, TDZ, IBA, BAP, KTóm tắt
Cây Báng (Ficus callosa Willd) là cây bản địa, thân gỗ lưu niên, có ngọn lá non được sử dụng làm rau đặc sản. Ở Việt Nam nhân giống cây Báng chủ yếu bằng chiết cành nên chậm, hệ số nhân giống thấp. Vì vậy, ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào để nhân giống cây Báng là rất cần thiết. Mẫu đưa vào nuôi cấy in vitro là cành bánh tẻ, thời điểm lấy mẫu vào tháng 5-6. Kết quả bước đầu nhân giống in vitro cây Báng cho thấy: Mẫu được khử trùng bằng cách 70 - 10% H2O2 - - 0,1% HgCl2 , đạt 15%. Chồi được bóc tách bỏ lá kèm bó bên ngoài trước khi chuyển sang môi trường nhân chồi. Hệ số nhân chồi đạt 1,8 lần khi cấy chồi trên môi trường 2/3MS + 0,5mg/lBAP + 0,5mg/l K, chồi mới màu xanh nhạt, mép lá hình răng cưa. Cây tạo rễ đạt 59% hoặc 55% trên môi trường bổ sung IBA 0,3mg/l hoặc than hoạt tính 1,5g/l. Sau 2 tháng cây hoàn chỉnh được đưa ra bầu ngoài vườn ươm
Tài liệu tham khảo
1. Academy of Royral Socialist History (1999). Ficus callosa Willd. in China, S.Yunnan, Xishuangbanna, june 1999. Description in Mem. Acad. Berl. (1798). 102 trang.
2. Chu Bá Phúc, Phạm Thị Kim Hạnh, Phạm Thị Liên, Phạm Thị Trang, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Bảo Ngọc, Đỗ Năng Vịnh (2003). Nghiên cứu nhân nhanh một số cây thân gỗ thông qua hệ thống tái sinh mô sẹo phôi hóa và nhân chồi in vitro (Tếch, Trầm, thông, Hông, bạch đàn). Báo cáo khoa học, Hội nghị
sinh học toàn quốc (1993-2003). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 2003. Tr: 939-943
3. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Hoàng Đình Phi, Lã Tuấn Nghĩa (2012b). Bảo tồn và sử dụng rau bản địa tại Việt Nam, thực trạng, thách thức và kiến nghị. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 12, trang 70-76.
4. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Hoàng Đình Phi, Vũ Quang Huy, Nguyễn Thị Hằng (2012a). Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học cây Báng (Ficus callosa Willd.) làm rau đặc sản tại Ba Vì. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 12, trang 77-83.
5. Pierik R. L. M (1987). In vitro culture of higher plants. Martinus Nijhoff publisher, Dordrecht, Netherlands.
6. Phạm Hoàng Hộ ( 2002). Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, NXB trẻ, tr.563
7. Zimmerman, R., (1985). Application of tissue culture propagation to woody plants. pp. 165-177. In: llenke, R.R., Hughes, K.W., Constantin, M.J., Hollaendra, A. (eds.): K.W. Tissue Culture in Forestry and Agriculture, Plenum Press. New York.