BỆNH ĐỐM LÁ, LOÉT THÂN BẠCH ĐÀN Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM


Các tác giả

  • Nông Phương Nhung Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đặng Thị Kim Anh Trung tâm Vi sinh vật công nghiệp, Viện Công nghiệp thực phẩm
  • Trần Xuân Hinh Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Minh Chí Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Tóm tắt

Các loài bạch đàn đang được sử dụng làm cây trồng rừng chính tại nhiều tỉnh, tổng diện tích rừng trồng bạch đàn ở Việt Nam hiện đạt khoảng 170.000ha. Nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm hình thái, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh đốm lá, loét thân cây bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm ở tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Triệu chứng điển hình là trên thân cây bị bệnh có những vết loét, thâm hoặc vết lõm ở phần vỏ cây, lá cây bị bệnh xuất hiện các đốm nâu và lan rộng nhanh. Các chủng nấm có khả năng gây bệnh rất khác nhau và được chia thành 4 nhóm gồm: gây bệnh yếu (1 chủng), gây bệnh trung bình (4 chủng), gây bệnh mạnh (3 chủng) và gây bệnh rất mạnh (2 chủng). Nghiên cứu định loại nấm gây bệnh bằng kỹ thuật sinh học phân tử, trong đó sử dụng cặp mồi ITS1 và ITS4. Kết quả giải trình tự đoạn gen ITS của hai chủng gây bệnh rất mạnh và so sánh với các trình tự tham chiếu GU973522 (Cheewangkoon et al., 2010) và GU973519 (Lueangpraplut et al., 2013) đã xác định nấm gây bệnh đốm lá, loét thân cây bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm thuộc loài Pseudoplagiostoma eucalypti. Đây là loài nấm gây bệnh nghiêm trọng rừng trồng bạch đàn ở Thái Lan, do vậy cần nghiên cứu giải pháp quản lý hiệu quả loài nấm gây bệnh này nhằm hạn chế sự lây lan trên diện rộng ở Việt Nam

Tài liệu tham khảo

1. Altschul, S.F., Madden, T.L., Schaffer, A.A., Zhang, J., Zhang, Z., Miller, W. & Lipman, D.J., 1997. Gapped

BLAST and PSI-BLAST: a new generation of protein database search programs. Nucleic Acids Research, (25),

pp. 3389 - 3402.

2. Cheewangkoon, R., Groenewald, J.Z., Verkley, G.J.M., Hyde, K.D., Wingfield, M.J., Gryzenhout, M... & Crous,

P.W., 2010. Re-evaluation of Cryptosporiopsis eucalypti and Cryptosporiopsis-like species occurring on

Eucalyptus leaves. Fungal Diversity, 44(1), 89 - 105.

3. Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu, 2016. Bệnh chết héo bạch đàn tại Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, (6), tr. 119 - 123.

4. Edgar, R.C., 2004. MUSCLE: multiple sequence alignment with high accuracy and high throughput. Nucleic

Acids Res, (32), pp. 1792 - 1797.

5. Felsenstein, J., 1985. Confidence limits on phylogenies: an approach using the bootstrap. Evolution, (39), pp.

- 791.

6. Hall, T.A., 1999. BioEdit: a user-friendly biological sequence alignment editor and analysis program for

Windows 95/98/NT. Nucl. Acids. Symp. Ser, (41), pp. 95 - 98.

7. Kimura, M., 1980. A simple method for estimating evolutionary rates of base substitutions through comparative

studies of nucleotide sequences. J Mol Evol, (16), pp. 111 - 120.

8. Liu, F.F., Mbenoun, M., Barnes, I., Roux, J., Wingfield, M.J., Li, G.Q., Li, J.Q. & Chen, S.F., 2015. New

Ceratocystis species from Eucalyptus and Cunninghamia in South China. Antonie van Leeuwenhoek, 107(6),

pp. 1451 - 1473.

9. Lueangpraplut, S., Unartngam, A. & Unartngam, J., 2013. Molecular identification of Pseudoplagiostoma

eucalypti causing leaf spot and shoot blight diseases on eucalyptus in Thailand based on ITS rDNA sequence.

Journal of Agricultural Technology, 9(1), 165 - 175.

10. Roux, J., Wingfield, M.J, Bouillett, J.P., Wingfield, B.D. & Alfenas, A.C., 2000. A serious new disease of

Eucalyptus caused by Ceratocystis fimbriata in Central Africa, Forest Pathology, (30), pp. 175 - 184.

11. Saitou, N. and Nei M., 1987. The neighbor-joining method: A new method for reconstructing phylogenetic

trees. Molecular Biology and Evolution, (4), pp. 406 - 425.

12. Tamura, K., Peterson, D., Peterson, N., Stecher, G., Nei, M. & Kumar, S., 2011. MEGA5: Molecular

evolutionary genetics analysis using maximum likelihood, evolutionary distance, and maximum parsimony

methods. Mol Biol Evol, (28), pp. 2731 - 2739.

13. Phạm Quang Thu, 2016. Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt

Nam, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (1), tr. 4257 - 4264.

14. Van Wyk, M., Wingfield, B.D. & Wingfield, M.J., 2011. Four new Ceratocystis spp. associated with wounds on

Eucalyptus, Schizolobium and Terminalia trees in Ecuador. Fungal Diversity, 46, pp. 111 - 131.

15. Wang, C.L., Yang, S.W. & Chiang, C.Y., 2016. The First Report of Leaf Spot of Eucalyptus robusta Caused by

Pseudoplagiostoma eucalypti in Taiwan. Plant Disease, 100(7), 1504 - 1504.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

21

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Nhung, N.P., Anh, Đặng T.K., Hinh, T.X. và Chí, N.M. 2024. BỆNH ĐỐM LÁ, LOÉT THÂN BẠCH ĐÀN Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết