NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬT LIỆU CHÁY DƯỚI TÁN RỪNG THÔNG Ở VIỆT NAM


Các tác giả

  • Vũ Văn Định Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Thông,, vật liệu cháy,, cháy rừng

Tóm tắt

Thông là cây đa tác dụng, cung cấp nhựa, gỗ, ngoài ra rừng thông đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và an ninh quốc phòng. Rừng thông rất dễ bị cháy khi cháy lửa lan nhanh, khó dập tắt nên gây thiệt hại lớn. Tính riêng giai đoạn từ 2015 đến tháng 12/2020 tổng số đã xảy ra 1.928 vụ cháy rừng, diện tích cháy rừng lên đến 8.631 ha, trong đó rừng thông chiếm diện tích lớn nhất khi cháy, lửa lan nhanh, rất khó dập tắt do rừng thông có khối lượng vật liệu cháy nhiều, khó phân hủy, trong vật liệu cháy lại có nhựa thông rất dễ bén lửa. Khối lượng vật liệu cháy trung bình ở dưới tán rừng thông từ cấp tuổi I - V biến động từ 9,15 - 16,34 tấn/ha trong đó cấp IV có khối lượng lớn nhất 16,34 tấn/ha. Tổng khối lượng vật liệu rơi rụng hàng năm ở cấp tuổi I - V biến động từ 1.924,2 - 5.420,7 kg/ha. Vật liệu cháy dưới tán rừng thông ở các cấp tuổi và các địa điểm khác nhau thì độ ẩm khác nhau, độ ẩm dao động từ 16,5 - 41,1%. Thông cấp tuổi I - V hàm lượng tinh dầu trung bình biến động biến từ 4,19 - 6,31%. Thành phần cellulose ở lá của thông tại các địa điểm nghiên cứu từ 22,66 - 31,09 % và thành phần lignin dao động từ 31,82 - 38,85%

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2021. Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN ngày 13/4/2021 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020.

2. Brown A.A, 1979. Forest Fire control and use, New York-Toronto.

3. Bế Minh Châu, 2001. “Xác định những nhân tố khí tượng chủ yếu ảnh hưởng tới độ ẩm vật liệu cháy dưới rừng Thông nhựa bằng phương pháp hệ số đường ảnh hưởng tại Nam Đàn - Nghệ An”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2), tr 26 - 27.

4. Bế Minh Châu, 2001. “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng đến độ ẩm và khả năng cháy của vật liệu dưới rừng thông góp phần hoàn thiện phương pháp dự báo cháy rừng tại một số vùng trọng điểm thông ở miền Bắc Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

5. Chandler C., Cheney P., Thomas P., Trabaud L., Williams D., 1983. Fire in Forestry, New York, pp. 110 - 450.

6. Đào Ngọc Quang, 2015. “Nghiên cứu cơ sở khoa học để tuyển chọn Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh.et de Vriese) kháng Sâu róm thông (Dendrrolimus punctatus Walker) và có sản lượng nhựa cao”. Luận án tiến sỹ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

7. Đào Ngọc Quang, Lê Văn Bình. Nghiên cứu tuyển chọn giống Thông nhựa (Dendrolimus punctatus Walker) kháng Sâu róm thông (Pinus merkusii Jungh & Vriese).

8. Lã Đình Mỡi, 2002. Chi Thông - Pinus L. Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tập II, tr.380 - 410.

9. Lê Như Dũng, Vương Văn Quỳnh, 2018. Kỹ thuật đốt trước có điều khiển trong phòng cháy rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) và rừng trồng thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) ở Hà Nội. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thông, kỳ 2 t6/2018.

10. Lưu Thế Anh, Nguyễn Viết Lương, Tô Trọng Tú, Hoàng Thị Huyền Ngọc, Lê Bá Biên, 2013. Nghiên cứu vật liệu cháy trong các kiểu rừng ở Đắk Lắk phục vụ công tác phòng chống cháy rừng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam số 21 năm 2013.

11. Phạm Ngọc Hưng, 1988. Xây dựng phương pháp dự báo cháy rừng Thông nhựa (Pinus merkusii J.), Quảng Ninh, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

12. Phạm Ngọc Hưng, 2001. Thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp phòng cháy và chữa cháy rừng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2001.

13. Trần Quang Bảo, Võ Minh Hoàn, Nguyễn Thị Hoa, Dương Huy Khôi, 2019. Nghiên cứu đặc điểm vật liệu cháy và phân vùng nguy cơ cháy rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 5 - 2019.

14. Vương Thị Hà, Trần Thị Trang, Vương Văn Quỳnh, 2016. Năng suất lá rụng dưới rừng Thông mã vĩ tại Trung tâm phát triển lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 6/2016

Tải xuống

Số lượt xem: 32
Tải xuống: 6

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Định, V.V. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬT LIỆU CHÁY DƯỚI TÁN RỪNG THÔNG Ở VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả