NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH CHÁY LÁ CÂY QUẾ (Cinnamomum cassia Presl) Ở VƯỜN ƯƠM TẠI HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN


Các tác giả

  • Trần Anh Tuấn Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Trần Thanh Trăng Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Nguyễn Thị Minh Hằng Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Lã Thị Bích Ngọc Trường Đại học Tây Bắc
  • Nguyễn Mạnh Hà Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.969

Từ khóa:

Biện pháp phòng trừ, cây quế, Diaporthe eucalyptorum, vườn ươm

Tóm tắt

Quế là loài cây trồng lâm nghiệp chính, có giá trị kinh tế và dược liệu cao. Rừng trồng quế đã đóng góp giá trị sản xuất lớn cho người dân ở tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Tràng Định nói riêng. Cây quế con ở nhiều vườn ươm quế ở Lạng Sơn đang bị bệnh cháy lá tấn công, có thể làm cho cây con bị chết hoặc suy giảm chất lượng cây quế trước khi xuất vườn trồng rừng. Nghiên cứu này nhằm xác định loài bệnh chính gây hại lá quế ở vườn ươm và những biện pháp phòng trừ bệnh quy mô phòng thí nghiệm và vườn ươm làm cơ sở cho cho việc quản lý bệnh hại cây quế giai đoạn vườn ươm ở tỉnh Lạng Sơn. Kết quả xác định được tác nhân chính gây bệnh cháy lá quế là do nấm Diaporthe eucalyptorum, các biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá cây quế ở vườn ươm huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn được xác định. Hiệu lực phòng trừ của các biện pháp phòng trừ có sự khác biệt. Thuốc sinh học có khả năng phòng trừ nấm gây bệnh cháy lá cao nhất là Trichoderma với hiệu lực phòng trừ 76,13%. Thuốc hóa học có khả năng phòng trừ nấm gây bệnh cháy lá cao nhất có hoạt chất Propiconazole + Difenoconazole với hiệu lực phòng trừ 80,47%. Đây là các loại thuốc có hiệu quả phòng trừ cao nhằm giảm thiểu tỷ lệ bị bệnh cháy lá và mức độ bị bệnh cháy lá của cây quế con tại vườn ươm.

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010. QCVN 01 - 38:2010/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

Hong Y. Liu, Dun Luo, Han L. Huang & Qin Yang, 2024. Two new species of Diaporthe (Diaporthaceae, Diaporthales) associated with Camellia oleifera leaf spot disease in Hainan province, China. MycoKeys. 102.

Ignazio Carbone & Linda M Kohn, 1999. A method for designing primer sets for speciation studies in filamentous ascomycetes. Mycologia. 91(3). 553 - 556.

Karunakaran, P. and Nair, M.C., 1980. Leaf spot and dieback disease of Cinnamomum zeylanicum caused by Colletotrichum gloeosporioides. Plant Dis. 64: 220 - 221.

Lê Thị Xuân, 2021. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh hại chính trên cây quế tại tỉnh Yên Bái”. Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, 101 trang.

Lingxue Cao, Dun Luo, Wu Lin, Qin Yang & Xiaojun Deng, 2022. Four new species of Diaporthe (Diaporthaceae, Diaporthales) from forest plants in China. MycoKeys. 91.

Mostert L, Crous PW, Kang JC, Phillips AJ, 2001. Species of Phomopsis and a Libertella sp. occurring on grapevines with specific reference to South Africa: Morphological, cultural, molecular and pathological characterization. Mycologia 93(1): 146 - 167. https://doi.org/10.1080/00275514.2001.12061286.

Nguyễn Huy Sơn và Phạm Văn Tuấn, 2006. Báo cáo tổng kết đề tài “Chọn và nhân giống quế (C. cassia PREL) cho năng suất tinh dầu cao”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Phạm Quang Thu, 2016. Danh lục sinh vật gây hại trên 17 loài cây Lâm nghiệp ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Phan Văn Thắng, Tạ Minh Quang, Nguyễn Huy Sơn, Hà Văn Năm, Trịnh Bích Hảo, 2020. Kết quả chọn cây trội quế tại Yên Bái và Lào Cai. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 4: 14 - 29.

Rehner SA, Uecker FA, 1994. Nuclear ribosomal internal transcribed spacer phylogeny and host diversity in the coelomycete Phomopsis. Canadian Journal of Botany 72(11): 1666 - 1674. https://doi.org/10.1139/b94 - 204.

Santos JM, Vrandečić K, Ćosić J, Duvnjak T, Phillips AJL, 2011. Resolving the Diaporthe species occurring on soybean in Croatia. Persoonia 27(1): 9 - 19. https://doi.org/10.3767/003158511X603719.

Thompson SM, Tan YP, Young AJ, Neate SM, Aitken EAB, Shivas RG, 2001. Stem cankers on sunflower (Helianthus annuus) in Australia reveal a complex of pathogenic Diaporthe (Phomopsis) species. Persoonia 27(1): 80 - 89. https://doi.org/10.3767/003158511X617110.

Trần Quang Tấn, 2004. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân chết hàng loạt và đề xuất biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm góp phần ổn định năng suất, chất lượng quế ở Việt Nam”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Uecker FA, 1988. A world list of Phomopsis names with notes on nomenclature, morphology and biology. Mycological Memoirs 13: 1 - 231.

White, T. J., Bruns, T., Lee, S., & Taylor, T., 1990. Amplification and direct sequencing of fungal ribosomal RNA genes for phylogenetics. In: M. A. Innis, D. H. Gelfand, J. J. Sninsky & T. J. White (Eds.), PCR protocols: A guide to methods and applications (pp. 315 - 322). San Diego, CA: Academic Press.

Tải xuống

Đã xuất bản

18-09-2024

Số lượt xem tóm tắt

2

PDF Tải xuống

3

Cách trích dẫn

[1]
Trần Anh, T., Trần Thanh, T., Nguyễn Thị Minh Hằng, H., Lã Thị Bích Ngọc, N. và Nguyễn Mạnh Hà, H. 2024. NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH CHÁY LÁ CÂY QUẾ (Cinnamomum cassia Presl) Ở VƯỜN ƯƠM TẠI HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.969.

Số

Chuyên mục

Bài viết