NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH CÂY BA LA MÍT (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton)


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Loan Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Vũ Văn Định Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Nguyễn Quốc Thống Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

Từ khóa:

Ba la mít, chiều cao vút ngọn, đường kính gốc, gieo hạt, nhân giống, tỷ lệ nảy mầm

Tóm tắt

Ba la mít (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), là loài cây bản địa đa tác dụng có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh. Gỗ Ba la mít nặng, cứng, bền, có đặc tính cơ lý tốt, ít bị mối mọt, gỗ dùng để đóng đồ nội thất cao cấp, đồ gia dụng. Ba la mít là cây gỗ lớn, trong điều kiện tự nhiên cây có thể cao từ 15 - 30 m, đường kính ngang ngực đạt 40 - 50 cm (thậm chí có những cây đường kính lên đến hơn 1 m), thân cây hình trụ, thẳng, chiều cao dưới cành lớn. Ba la mít là loài cây trồng có tiềm năng để phát triển trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về nhân giống loài cây này còn rất hạn chế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhân giống loài cây này rất có ý nghĩa trong công tác cung cấp nguồn giống phục vụ và phát triển trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại Việt Nam. Hạt Ba la mít khi ngâm trong dung dịch thuốc tím (KMnO4) với nhiệt độ dung dịch 40oC nồng độ 0,05% trong thời gian 2 giờ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất (92,7%). Trong giai đoạn vườn ươm, khi che sáng 50% cây con có tỷ lệ sống cao nhất (77,8%) và sinh trưởng tốt nhất (chiều cao đạt 52,3 cm, đường kính đạt 0,62 cm). Công thức ruột bầu (đất mặt 98% + 1% phân lân và 1% kali) cây con sinh trưởng tốt với chiều cao trung bình đạt 52,1 cm và đường trung bình đạt 0,61 cm.

Tài liệu tham khảo

1. Buchanan-Hamilton F, 1826. Mem. Wern. Nat. Hist. Soc. 5: 331

2. CABI 2022. Artocarpus chamaI. Bản tóm tắt CABI. doi: 10.1079/cabicompendium.1825.

3. Chu Quang Trí, 2022. Kỹ thuật gieo ươm tạo giống cây Quế. Trung tâm Khuyến nông. Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh.

4. Đặng Ngọc Huyền, Hoàng Thị Thu Trang, Vũ Đình Duy, Nguyễn Văn Sinh, Phạm Thị Lý, Đỗ Thị Tuyến, Phạm Mai Phương, 2022. A research on seed propagation of Cunninghamia konishii Hayata at the nursery. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới (ISSN: 0866 -7535), 25, 8.

5. Dương Tấn Nhựt, 2011. Công nghệ sinh học thực vật: Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng. NXB Nông nghiệp. 536 trang.

6. Nguyễn Minh Đức, 2016. Nghiên cứu ảnh hưởng của giàn che đến sinh trưởng của cây con Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam) tại Tam Quy, Hà Trung, Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Hồng Đức, (30), 5-12.

7. Phạm Mai Phương, 2022. Nhân giống Sa mu dầu tại vườn ươm, kết quả và triển vọng. Viện Sinh thái nhiệt đới.

8. Trần Thị Mai Sen, Lê Hồng Liên, Phạm Thị Quỳnh, Phạm Thị Hạnh, Trần Trung Quốc, Nguyễn Hùng Chiến., 2022. Nghiên cứu nhân giống hữu tính cây Ràng ràng mít (Ormosia balansae Drake). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 6.

9. Vũ Văn Định, Nguyễn Quốc Thống, Nguyễn Thị Loan., 2022. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu và hạt giống Ba la mít (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) tại Lào Cai và Yên Bái. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 6.

Tải xuống

Đã xuất bản

02-12-2023

Số lượt xem tóm tắt

20

PDF Tải xuống

11

Cách trích dẫn

[1]
Loan, N.T., Định, V.V. và Thống, N.Q. 2023. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH CÂY BA LA MÍT (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton). TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 12 2023), 25–32.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả