ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, KIỂU THẢM THỰC VẬT CỦA CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thomson.) Ở LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Nguyễn Thành Mến Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Hoàng Thanh Trường Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Lâm Đồng, thảm thực vật, Đảng sâm, phân bố,

Tóm tắt

Đảng sâm (Codonopsis javanica) là dược liệu truyền thống được sử dụng từ lâu đời ở Việt Nam và nhiều nước khác ở khu vực Đông Á. Nghiên cứu được tiến hành thông qua điều tra phỏng vấn, điều tra theo tuyến, lập ô tiêu chuẩn điển hình, xác định kiểu thảm thực vật theo UNESCO (1973). Kết quả cho thấy: Đảng sâm có phân bố tại Tp. Đà Lạt và các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương; chủ yếu trên đất đen và đất xám; đất có tầng thảm mục dày trung bình 2,82± 0,12cm và tầng mùn dày 12,93 ± 1,13cm; pH: 5,8 - 6,4; cây mọc tập trung ở độ cao 1.400 - 1.800m trên mực nước biển. Cây thường hiện diện trong 3 kiểu thảm thực vật I.A.9.b: Rừng cây lá kim thường xanh núi trung bình và núi cao; kiểu IV.A.1.b: Rừng cây bụi thấp và bụi trườn trên mặt đất và kiểu IV.C.1.3: Thảm cỏ với ưu thế Guột (Pteridium aquilinum). Mật độ trung bình của Đảng sâm khoảng 341,0 cây/ha (I.A.9.b) và 665,0 cây/ha (IV.A.1.b ; IV.C.1.3). Chỉ số giá trị quan trọng (IVI%) của các loài cây gỗ trong khu vực phân bố Đảng sâm cũng được xác định. Qua điều tra đã ghi
nhận được 20 loài cây gỗ thuộc 15 họ thực vật và 12 loài cây bụi, thảm tươi thường gặp thuộc 11 họ thực vật. Các ghi nhận về đặc điểm sinh thái của Đảng sâm cho thấy có thể gây trồng và phát triển loài này dưới tán rừng Thông ba lá tại Lâm Đồng.

Tài liệu tham khảo

1. Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam - Tập II (Phần thực vật). NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội: 217, 263.

2. Đỗ Tất Lợi, 1992. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y Học: 811, 812.

3. Lương Văn Dũng, 2006. Thành phần họ Dẻ (Fagaceae) ở Lâm Đồng. Báo cáo đề tài khoa học. Đại học Đà Lạt.

4. Misra, R., 1968. Ecology work book. New Delhi: Oxford & IBH Publishing Co.

5. Nguyễn Duy Chính, 2011. Nghiên cứu đa dạng thực vật rừng Thông ba lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân cận. Báo cáo đề tài khoa học cấp bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo: 49, 50.

6. Nguyễn Tập, 2007. Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam: 77, 78.

7. Nguyễn Thọ Biên, 2012. Sưu tầm, điều tra, tổng hợp nguồn thực vật, động vật, khoáng vật làm thuốc tại tỉnh Lâm Đồng để xây dựng danh lục tài nguyên dược liệu Lâm Đồng. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu - Sở KH và

CN Lâm Đồng.

8. Nguyễn Tiến Bân, 1987. Danh lục thực vật Tây Nguyên.

9. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam - Tập I, II, III. NXB Trẻ.

10. Triệu Văn Hùng, 2007. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. NXB Bản đồ: 448 - 453

11. UNESCO, 1973. International classification and mapping of vegetation. Printed in Swizerland by United Nation and Education, Scientific and Culture Organization. Paris: 18, 21, 26, 27.

12. Võ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học.

Tải xuống

Số lượt xem: 15
Tải xuống: 10

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Mến, N.T. và Trường, H.T. 2024. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, KIỂU THẢM THỰC VẬT CỦA CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thomson.) Ở LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>