NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ SÂU ĐO (Biston suppressaria) ĂN LÁ KEO TAI TƯỢNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM


Các tác giả

  • Bùi Quang Tiếp Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Minh Chí Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Mạnh Hà Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Văn Bình`` Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Biston suppressaria, Bacillus thuringiensis,, Bauveria bassiana, Keo tai tượng, phòng trừ

Tóm tắt

Sâu đo (Biston suppressaria) là loài côn trùng ăn lá và gây hại chính đối với nhiều loài cây như Keo tai tượng, Trẩu, Ban trắng, Chè, Đậu triều, Cọ khẹt, Chàng ràng, Săng lẻ... Trong sản xuất lâm nghiệp tại Việt Nam đã ghi nhận Sâu đo phát dịch, gây hại rừng Lim xanh. Những năm gần đây, diện tích rừng trồng Keo tai tượng ở Việt Nam tăng nhanh và đã xuất hiện Sâu đo ăn lá gây hại trên diện tích rộng. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ Sâu đo ăn lá Keo tai tượng đã được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm với 6 công thức gồm: CT1 (Serpha 25EC, 5%); CT2 (Sec Saigon 10EC, 5%); CT3 (Nurelle 25/2,5EC, 5%); CT4 (Bacillus thuringiensis (115CFU/ml)); CT5 (Bauveria bassiana (115CFU/ml)) và CT6 (Đối chứng, phun bằng nước cất). Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các công thức sử dụng thuốc hóa học, 100% sâu non đã bị chết sau 1 ngày phun thuốc. Tỷ lệ sâu bị chết ở công thức phun vi khuẩn B. thuringiensis đạt 86,7%
sau 6 ngày và ở công thức phun nấm B. bassiana đạt 88,9% sau 8 ngày, trong khi đó, ở công thức đối chứng, sâu non vẫn phát triển và vào nhộng bình thường. Tỷ lệ nhộng vũ hóa chỉ đạt 8,9% ở CT4 và 5,6% ở CT5, trong khi đó ở công thức đối chứng, tỷ lệ vũ hóa đạt 91,1%. Biện pháp phòng trừ sinh học bằng vi khuẩn B. thuringiensis và nấm B. bassiana tuy không cho kết quả nhanh như dùng thuốc hóa học nhưng có thể hạn chế số lượng sâu hại rõ rệt, qua đó góp phần duy trì cân bằng sinh thái và không gây ô nhiễm môi trường

Tài liệu tham khảo

1. Abbott, W.S., 1925. A method of computing the effectiveness of an insecticide, J. Econ. Entomol, (18), pp. 265 - 267.

2. Lê Văn Bình, Phạm Quang Thu và Đào Ngọc Quang, 2012. “Một số đặc điểm sinh học của loài Sâu ăn lá (Ericeia sp.) hại Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Vĩnh Linh, Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (3), tr. 2372 - 2379.

3. Lê Văn Bình, Phạm Quang Thu, 2016. Sâu đo (Biston suppressaria Guenée) - Mối đe dọa mới cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1, tr 4245 - 4250.

4. Trương Thanh Giản, Trần Quang Tấn và Nguyễn Đậu Toàn, 1995. Kết quả nghiên cứu sản xuất và ứng dụng NPV phòng trừ sâu róm ở rừng thông Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm, (3), tr 97 - 98.

5. Mainuddin, A. and Mohammad, S.A.M., 2010. Looper Caterpillar - A Threat to Tea and its Management Banglandesh Tea Research Institute Srimangal - 3210, Moulvibazar, Circular. No 132.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, 2014. Công văn số 174/BVTV của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 17 tháng 5 năm 2014 về việc thông báo phòng trừ Sâu đo hại keo.

7. Paramasiva, I., Krishnayya, P.V., War, A.R. and Sharma, H.C., 2014. Crop hosts and genotypic resistance influence the biological activity of Bacillus thuringiensis towards Helicoverpa armigera, Crop Protection, (64), pp. 38 - 46.

8. Phạm Quang Thu, 2016. Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (1), tr 4257 - 4264.

9. Phạm Thị Thùy, Lê Doãn Diên và Nguyễn Giáng Vân, 1995. Nghiên cứu sản xuất nấm Beauveria bassiana(B.b) và bước đầu sử dụng nấm B.b để phòng trừ sâu hại ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm, (6), tr. 221 - 223.

10. Phạm Thị Thùy và Nguyễn Thị Bắc, 1997. Khảo nghiệm chế phẩm nấm Beauveria bassiana Vuill (B.b) đề phòng trừ Sâu róm thông ở lâm trường Hà Trung - Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm, (11), tr. 501 - 502.

11. Phạm Thị Thùy, 1999. Kết quả ứng dụng chế phẩm nấm Beauveria bassiana để phòng trừ Sâu róm thông tại lâm trường Phù Bắc Yên - Sơn La, Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm, (3), tr. 119 - 121.

12. Đào Xuân Trường, 1992. Hiệu quả của thuốc trừ sâu vi sinh B.T đối với Sâu róm thông, Tạp chí Lâm nghiệp, (8), tr 10 - 11.

13. Nguyễn Văn Tuất, 2006. Nghiên cứu sản xuất, sử dụng thuốc sâu sinh học đa chức năng cho một số loại cây trồng bằng công nghệ sinh học, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (12), tr. 25 - 28

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

8

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Tiếp , B.Q., Chí , N.M., Hà, N.M. và Bình`` , L.V. 2024. NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ SÂU ĐO (Biston suppressaria) ĂN LÁ KEO TAI TƯỢNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>