PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT NỘI SINH TRONG CÂY KEO TAI TƯỢNG ỨC CHẾ NẤM Ceratocystis manginecans


Các tác giả

  • Trần Thị Thanh Tâm Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên
  • Phạm Quang Thu Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Bệnh chết héo, Ceratocystis manginecans, keo tai tượng, vi sinh vật nội sinh, vi khuẩn, nấm

Tóm tắt

Các loài keo được trồng phổ biến ở Việt Nam nhằm cung cấp gỗ xẻ, nguyên liệu dăm và giấy. Diện tích rừng trồng keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam đạt khoảng 1,3 triệu ha vào năm 2015. Tuy nhiên, rừng trồng các loài keo thường bị bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans gây ra. Nhằm phát triển chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh, nghiên cứu này đã phân lập, thuần khiết được 14 chủng vi khuẩn nội sinh và 12 chủng nấm nội sinh từ các mẫu cây Keo tai tượng tại Thái Nguyên. Đánh giá hiệu lực ức chế nấm C. manginecans gây bệnh chết héo của các chủng vi sinh vật nội sinh, đã xác định được hai chủng vi khuẩn (K1, K7) và hai chủng nấm (N28, N31) có khả năng ức chế nấm C. manginecans rất mạnh. Kết quả giải trình tự ADN đã xác định chủng vi khuẩn nội sinh K1 là Bacillus cereus, chủng vi khuẩn nội sinh K7 là Bacillus tequilensis, chủng nấm nội sinh N28 là Diaporthe tectonigena và chủng nấm nội sinh N31 thuộc chi Arcopilus nhưng chưa xác định được đến loài. Tuy nhiên, vi khuẩn B. cereus đã được xác định là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, gây tiêu chảy nên đã loại bỏ không nghiên cứu sử dụng. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định có thể sử dụng vi khuẩn nội sinh Bacillus tequilensis, nấm nội sinh Diaporthe tectonigena và Arcopilus sp. (N31) phục vụ quản lý bệnh chết héo rừng trồng keo.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu, 2016. Nghiên cứu định loại vi sinh vật nội sinh trong các dòng Keo lá

tràm đối kháng nấm Ceratocystis manginecans gây bệnh chết héo, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

(16), tr. 127 - 131.

2. Dissanayake, A.J., Phillips, A.J.L., Hyde, K.D., Yan, J.Y., & Li, X.H., 2017. The current status of species in

Diaporthe. Mycosphere, (8), pp. 1106 - 1156.

3. Fourie, A., Wingfield, M.J., Wingfield, B.D., Thu, P.Q. and Barnes, I., 2016. A possible centre of diversity in

South East Asia for the tree pathogen, Ceratocystis manginecans. Infection, Genetics and Evolution, (41), pp.

- 83.

4. Jaklitsch, W.M., & Voglmayr, H., 2015. Journal Browser. Studies in Mycology, (80), 2.

5. Jaber, L.R. and Ownley, B.H., 2017. Can we use entomopathogenic fungi as endophytes for dual biological

control of insect pests and plant pathogens?. Biological Control.

6. Lazarovits, G., Turnbull, A. and Johnston-Monje, D., 2014. Plant Health Management: Biological Control of

Plant Pathogens. Reference Module in Food Science, pp. 388 - 399.

7. Sturz, A.V. and Matheson, B.G., 1996. Populations of endophytic bacteria which influence host-resistance to

Erwinia-induced bacterial soft rot in potato tubers, Plant Soil, (184), pp. 265 - 271.

8. Phạm Quang Thu, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Xuân Hưng và Nguyễn Văn Nam, 2012. Nghiên cứu vi sinh vật

nội sinh và các hợp chất hóa học có hoạt tính kháng nấm gây bệnh ở các dòng Keo tai tượng khảo nghiệm tại

Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (2), tr. 2243 - 2252.

9. Hall, T.A., 1999. BioEdit: a user-friendly biological sequence alignment editor and analysis program for

Windows 95/98/NT. Nucl. Acids. Symp. Ser, (41), pp. 95 - 98.

10. Nambiar, E.K.S. and Harwood, C.E., 2014. Productivity of acacia and eucalypt plantations in South East Asia. 1.

Bio-physical determinants of production: opportunities and challenges, International Forestry Review, 16(1), pp.

- 24.

11. Rani, R.P., Anandharaj, M., Sabhapathy, P., & Ravindran, A.D., 2017. Physiochemical and biological

characterization of novel exopolysaccharide produced by Bacillus tequilensis FR9 isolated from chicken.

International journal of biological macromolecules, 96, pp. 1 - 10.

12. Schoeni, J.L. and Lee Wong, A.C., 2005. Bacillus cereus food poisoning and its toxins. Journal of food

protection, 68(3), pp. 636 - 648.

13. Trần Thị Thanh Tâm, Phạm Quang Thu và Nguyễn Minh Chí, 2017. Một số đặc điểm sinh học của nấm

Ceratocystis manginecans gây chết héo Keo tai tượng tại Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông

thôn, 20, tr. 94 - 99.

14. Phạm Quang Thu, 2016. Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt

Nam, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (1), tr. 4257 - 4264.

15. Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí và Trần Thị Thanh Tâm, 2016. Bệnh chết héo Keo lá tràm, keo lai và Keo

tai tượng tại Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (8), tr. 134 - 140.

16. Tarigan, M., Van Wyk, M., Roux, J., Tjahjono, B. and Wingfield, M.J., 2010. Three new Ceratocystis spp. in

the Ceratocystis moniliformis complex from wounds on Acacia mangium and A. crassicarpa, Mycoscience, (51),

pp. 53 - 67.

17. Tarigan, M., Roux, J., Van Wyk, M., Tjahjono, B. and Wingfield, M.J., 2011. A new wilt and die-back disease

of Acacia mangium associated with Ceratocystis manginecans and C. acaciivora sp. nov. in Indonesia, South

African Journal of Botany, 77(2), pp. 292 - 304.

18. Yong, W.C., Yuliarto, M. and Nudiman, I., 2014. Deployment of Acacias in Short Rotation Pulpwood

Plantation, Sustaining the future of Acacia plantation forestry, International conference Working party 2.08.07:

Genetics and sivilculture of Acacia-ACACIA, Hue, Vietnam, p. 29.

19. Wang, X.W., Houbraken, J., Groenewald, J.Z., Meijer, M., Andersen, B., Nielsen, K.F.,... & Samson, R.A.,

Diversity and taxonomy of Chaetomium and chaetomium-like fungi from indoor environments. Studies in

mycology, (84), pp. 145 - 224

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 6

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Tâm, T.T.T. và Thu, P.Q. 2024. PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT NỘI SINH TRONG CÂY KEO TAI TƯỢNG ỨC CHẾ NẤM Ceratocystis manginecans. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết