TẠO NỘI SINH NHÂN TẠO NẤM BẠCH CƯƠNG (Beauveria bassiana) CHO BẠCH ĐÀN CAMAL ĐỂ PHÒNG TRỪ ONG ĐEN (Leptocybe invasa) GÂY U BƯỚU


Các tác giả

  • Lê Văn Bình Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đặng Như Quỳnh Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Quang Thu Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Nội sinh nhân tạo,, Beauveria bassiana, Eucalyptus camaldulensis,, Leptocybe invasa

Tóm tắt

Nấm Bạch cương (Beauveria bassiana) là một loài nấm ký sinh phổ biến đối với nhiều loài côn trùng. Các chế phẩm từ nấm B. bassiana đã được biết đến và sử dụng rộng rãi để phòng trừ sinh học trong nông, lâm nghiệp. Nhiều chủng nấm được nhân sinh khối và sản xuất thuốc trừ sâu sinh học ở nhiều quốc gia. Loài nấm này đã được phát hiện sống nội sinh tự nhiên với rất nhiều loài thực vật. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm Bạch cương (B. bassiana) có thể sống nội sinh nhân tạo với một số loài thực vật. Khi gây nhiễm, sợi nấm xâm nhiễm, lan truyền và sống trong mô của thực vật. Cho đến ngày nay, nấm Bạch cương đã được ghi nhận sống nội sinh nhân tạo trên các loài cây như: Ngô, Khoai tây, Cà chua, Ca cao, Bông, Lúa mỳ và Chuối. Bài báo này trình bày thí nghiệm tạo nội sinh nhân tạo nấm Bạch cương (B.bassiana) cho cây Bạch đàn camal (Eucalyptus camaldulensis) để phòng trừ loài Ong đen (Leptocybe invasa) gây u bướu. Nhiễm nhân tạo nấm Bạch cương được thực hiện theo 2 phương pháp: tưới bào tử nồng độ 10 8CFU/ml vào hạt giống nảy mầm và hạt giống nảy mầm trên hệ sợi nấm trong thời gian 7 ngày. Kết quả chỉ ra rằng sau 12 tuần nhiễm nấm, nấm Bạch cương sống và tồn tại trong lá, chồi và thân cây con Bạch đàn camal với tỷ lệ 76,7% đối với phương pháp tưới dung dịch bào tử và 80,0% đối với phương pháp hạt giống nảy mầm trên hệ sợi nấm. Chiều cao của cây con nhiễm nấm cao hơn 33,2% và tỷ lệ bị hại giảm 82,1% so với đối chứng cây con không nhiễm nấm. Mức độ bị hại của cây con nhiễm nấm rất nhỏ trong khi đó cây không nhiễm nấm bị hại nặng. Kết quả nghiên cứu trên mở ra một triển vọng mới trong phòng trừ sâu hại

Tài liệu tham khảo

1. Arnold, A. E., Lewis, L. C., 2005. Ecology and evolution of fungal endophytes and their roles against insects. In: Vega FE, Blackwell M (eds), Insect - Fungal Associations: Ecology and Evolution. Oxford University Press, New York. 74 - 96.

2. Bing, L. A., Lewis, L. C., 1991. Suppression of Ostrinia nubilalis (Hubner) (Lepidoptera, Pyralidae) by endophytic Beauveria bassiana (Balsamo) Vuillemin. Environmental Entomology 20: 1207 - 1211.

3. Jones, K. D., 1994. Aspects of the biology and biological control of the European corn borer in North Carolina [Doctoral dissertation]. Raleigh: North Carolina State University. 127p.

4. Leckie, B. M., 2002. Effects of Beauveria bassiana mycelia and metabolites incorporated into synthetic diet and fed to larval Helicoverpa zea, and detection of endophytic Beauveria bassiana in tomato plants using PCR and ITS [Master’s dissertation]. Knoxville: The University of Tennessee. 75 p.

5. Parsa, S., Ortiz, V., Vega, F.E., 2013. Establishing Fungal Entomopathogens as Endophytes: Towards Endophytic Biological Control. J. Vis. Exp. (74), e50360, doi:10.3791/50360.

6. Posada, F. J & Vega, F.E., 2005. Establishment of the fungal entomopathogen Beauveria bassiana (Ascomycota: Hypocreales) as an endophyte in cocoa seedlings (Theobroma cacao), Mycologia, 97(6): 1195 -1200.

7. Trigiano, Robert N. & Gray, Dennis J., 2010. Plant Tissue Culture, Development and Biotechnology. Boca Raton: CRC Press. 186p. ISBN 1 - 4200 - 8326 - 0.

8. Vega, F. E., 2008. Insect pathology and fungal endophytes. Journal of invertebrate pathology. 98: 277 - 279.

9. Yoshinori Tanada and Harry K. Kaya, 1993. Insect pathology. Academic press, IRC. Harcount brace jovanovich, publishers, San Diego/ New Yourk/ Boston/London/ Sydney/Tokyo/Toronto.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

6

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Bình, L.V., Quỳnh, Đặng N. và Thu , P.Q. 2024. TẠO NỘI SINH NHÂN TẠO NẤM BẠCH CƯƠNG (Beauveria bassiana) CHO BẠCH ĐÀN CAMAL ĐỂ PHÒNG TRỪ ONG ĐEN (Leptocybe invasa) GÂY U BƯỚU. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>