NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HOM CÁC GIỐNG BẠCH ĐÀN LAI MỚI
Từ khóa:
Giâm hom, nhân giống vô tính,, bạch đàn laiTóm tắt
Nghiên cứu các biện pháp tạo chồi, giâm hom, kiểm soát nước tưới cho
các cây trội (dòng) thuộc các tổ hợp lai giữa Bạch đàn uro (E. urophylla)
lai với Bạch đàn liễu (E. exserta) ký hiệu UE, Bạch đàn uro lai với Bạch
đàn grandis (E. grandis) ký hiệu UG, Bạch đàn uro lai với Bạch đàn camal
(E. camaldulensis) ký hiệu UC cho thấy: (1) Đối với cả 3 phương pháp tạo
chồi (ken cây, cắt cây và cắt hom trực tiếp ở cây 6 tháng tuổi) mỗi một
phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau, vì vậy tùy thuộc
vào hoàn cảnh cụ thể mà có thể chọn một trong 3 phương pháp để tiến
hành thí nghiệm; (2) Phương pháp trồng cây đầu dòng ra đất, có mái che
khi mưa và hạn chế tưới nước từ khi cây bắt đầu ra chồi 2 - 3cm tới khi cắt
hom là phương pháp trồng và kiểm soát nước cho cây đầu dòng hiệu quả
nhất. (3) Các dòng thuộc tổ hợp lai UC và UG nhân giống bằng hom dễ hơn các dòng thuộc tổ hợp lai UE, các dòng trong cùng một tổ hợp lai cũng có tỷ
lệ ra rễ khác nhau, dòng lai ra rễ thấp thì có số lượng rễ và chiều dài rễ
cũng kém hơn so với các dòng có tỷ lệ ra rễ cao.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Việt Cường, 2010. Nghiên cứu lai tạo giống một số loài bạch đàn, keo, tràm và thông, giai đoạn 2001 -2010. Báo cáo tổng kết đề tài
2. Lê Đình Khả, Phạm văn Tuấn, Đoàn Thị Bích, 1996. Nghiên cứu chọn giống bạch đàn. “Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991 - 1995” trang 151 - 155, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Hà Huy Thịnh, 2010. Nghiên cứu chọn giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu, giai đoạn 2001 - 2010. Báo cáo tổng kết đề tài.