NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT GỖ CƠ BẢN CỦA 05 DÒNG BẠCH ĐÀN LAI NHÂN TẠO TRỒNG TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM SINH BÀU BÀNG, TÎNH BÌNH DƯƠNG


Các tác giả

  • Nguyễn Tử Kim Viện Nghiên cứu công nghiệp rừng
  • Nguyễn Thị Trịnh Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Việt Cường Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bạch đàn lai, sinh trưởng, tính chất gỗ, tỷ trọng gỗ,, biến động

Tóm tắt

Với mục tiêu xác định được một số biến động trong tính chất gỗ cơ bản của
05 dòng bạch đàn lai nhân tạo UE3, UC1, UE4, GU94, UE24 trồng tại
Trạm thực nghiệm lâm sinh Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương để tìm ra được
dòng bạch đàn lai nhân tạo có triển vọng sinh trưởng nhanh và cho chất
lượng gỗ tốt nhằm mở rộng diện tích gây trồng, phục vụ tốt cho ngành công
nghiệp chế biến gỗ đặc biệt là cho mục đích gỗ xẻ. Số liệu thu thập về sinh
trưởng 05 dòng bạch đàn lai tại tuổi 10 này cho thấy khả năng sinh trưởng
nhanh và ổn định trong khoảng từ 0,9 đến 1,9cm/năm về đường kính và
0,35 đến 1,8 m/năm về chiều cao, đạt thể tích từ 89 đến 543 dm
3
/cây. Tỷ
trọng gỗ, chiều dài sợi gỗ tăng dần từ tâm ra vỏ và mức độ biến động nhỏ
(tỷ trọng gỗ 0,5 đến 0,7 ở gần tâm, 0,6 đến 0,8 ở gần vỏ; chiều dài sợi gỗ
1,4 đến 1,5mm ở gần tâm và 1,7 đến 1,8 ở gần vỏ). Trong đó, UE3 và UE24
được lựa chọn là dòng có khả năng sinh trưởng nhanh và phẩm chất gỗ tốt
cần được trồng khảo nghiệm mở rộng và tiếp tục theo dõi, đánh giá chất
lượng cho mục đích gỗ xẻ. Tuy nhiên, do độ co rút và giãn nở hơi cao nên
cần chú ý trong quá trình khai thác, bảo quản và chế biến tránh nứt vỡ, cong
vênh ảnh hưởng đến chất lượng gỗ xẻ

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. Báo cáo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2005-2010.

2. Hà Huy Thịnh, 2010. Báo cáo tổng kết đề tài “Chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu” giai đoạn 2006-2010. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Lê Đình Khả và Nguyễn Việt Cường, 2001. Kết quả nghiên cứu một số loài bạch đàn lai tại Việt Nam. Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Nguyễn Việt Cường, 2006. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu lai tạo giống một số loài bạch đàn, tràm, thông, keo” giai đoạn 2001-2006. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

5. Nguyễn Việt Cường, 2010. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu lai tạo giống một số loài bạch đàn, tràm, thông, keo” giai đoạn 2 (2006-2010). Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Nguyen Tu Kim, Mikiko Ochiishi, Junji Matsumura, Kazuyuki Oda, 2008. Variation in wood properties of six natural acacia hybrid clones in northern Vietnam. Journal of Wood Science, Vol 54 (6)

Tải xuống

Số lượt xem: 15
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Kim, N.T., Trịnh, N.T., Hải, V. Đại và Cường, N.V. 2024. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT GỖ CƠ BẢN CỦA 05 DÒNG BẠCH ĐÀN LAI NHÂN TẠO TRỒNG TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM SINH BÀU BÀNG, TÎNH BÌNH DƯƠNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>