ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CÂY THẢO QUẢ (Amomum aromaticum Roxb.) TẠI MỘT SỐ QUẦN THỂ THUỘC CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC


Các tác giả

  • Thắng Phan Văn

Từ khóa:

Đa dạng di truyền, lâm sản ngoài gỗ, SSR, Thảo quả

Tóm tắt

Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) là một trong những loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị, sản phẩm thu hoạch chính là quả và tinh dầu từ quả. Thảo quả được coi là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nên Thảo quả là một trong những loài cây trồng đang rất được quan tâm ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, năng suất và chất lượng quả ngày càng suy giảm, vì chưa có giống tốt để phục sản xuất, nên việc nghiên cứu đa dạng di truyền cây Thảo quả làm cơ sở khoa học quan trọng phục vụ cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống và bảo tồn nguồn gen Thảo quả là cần thiết. Nghiên cứu tiến hành khảo sát và thu 36 mẫu ở 6 quần thể tại các tỉnh Việt Nam bao gồm: Mù Cang Chải - Yên Bái; Văn Bàn, Sa Pa - Lào Cai; Mường Tè, Tam Đường, Tân Uyên - Lai Châu. Ứng dụng kỹ thuật chỉ thị phân tử để đánh giá đa dạng di truyền Thảo quả tại 6 quần thể, kết quả nghiên cứu đã tách chiết thành công tách chiết ADN tổng số một số mẫu nghiên cứu đại diện trên gel Agarose 1%, từ đó xác định được 5 cặp mồi SSR có mức độ đa hình cao để phân tích đa dạng di truyền loài Thảo quả. Đồng thời đã xác định đa dạng di truyền của các giống Thảo quả nghiên cứu trong khoảng từ 46 - 100%. Do hầu hết các cá thể Thảo quả nghiên cứu có mối quan hệ tương đối thân thiết nên khả năng để tạo ưu thế lai giữa các cá thể này là rất khó. Vì vậy, để cải thiện giống cây Thảo quả một cách hiệu quả trong tương lai, cần có phương án thu thập, đánh giá, lưu giữ, bảo tồn và quản lý nguồn gen cây Thảo quả một cách hợp lý, hệ thống, khoa học.

Tải xuống

Đã xuất bản

28-05-2024

Số lượt xem tóm tắt

16

PDF Tải xuống

7

Cách trích dẫn

[1]
Phan Văn, T. 2024. ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CÂY THẢO QUẢ (Amomum aromaticum Roxb.) TẠI MỘT SỐ QUẦN THỂ THUỘC CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 5 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết