HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM BẢO QUẢN PHÒNG CHỐNG MỌT TRE GÂY HẠI LÙNG (Bambusa Longgissia sp. nov. ) LÀM HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ


Các tác giả

  • Hoàng Thị Tám Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Nguyễn Thị Hằng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Đoàn Thị Bích Ngọc Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Bùi Thị Thủy Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Phan Văn Thắng Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ

Từ khóa:

Chế phẩm bảo quản lâm sản, Lùng, hàng thủ công mỹ nghệ

Tóm tắt

Lùng (Bambusa longgissia sp. nov.) là một loài tre có đặc tính dẻo, dễ uốn, màu trắng đẹp nên từ lâu với bàn
tay khéo léo của người dân đã tạo ra các mặt hàng gia dụng, sản phẩm mỹ nghệ được thị trường trong nước và
thế giới ưa chuộng, mang lại giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên, nguyên liệu Lùng sau khai thác rất dễ bị Mọt tre và
Mọt cám gây hai. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực bảo quản của một số chế phẩm đối với nguyên liệu Lùng dạng
chẻ thanh đã xác định các mẫu Lùng được ngâm trong dung dịch chế phẩm LN5 nồng độ 5% với thời gian 24h
và mẫu Lùng nhúng trong chế phẩm BORAG1, BORAG2 thời gian 1 phút đều đạt hiệu lực tốt phòng chống
mọt. Các chế phẩm LN
5, BORAG1, BORAG2 có khả năng được ứng dụng tốt để bảo quản nguyên liệu Lùng
trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Tài liệu tham khảo

1. Gnanaharan R. and Mohanan C., 2002, Preservative treatment of bamboo and bamboo products. KFRI handbook no.16.

2. Phạn Văn Chương, Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2019. Nghiên cứu công nghệ biến tính và bảo quản gỗ rừng trồng nâng cao độ bền cơ học, độ ổn định kích thước của gỗ đáp ứng yêu cầu nguyên liệu sản xuất đồ mộc, ván sàn chất lượng cao. Báo cáo tổng kết đề tài.

3. Nguyễn Văn Đức, 2009. Nghiên cứu tuyển chọn thuốc và công nghệ bảo quản nứa nguyên liệu làm hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

4. Nguyễn Tử Kim, 2020. Nghiên cứu một số đặc tính tự nhiên của thân cây Lùng. Báo cáo chuyên đề, đề tài cấp Bộ NN&PTNT: “Nghiên cứu phát triển bền vững cây Lùng (Bambusa longissima) theo chuỗi giá trị phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ở một số tỉnh vùng núi Bắc Trung Bộ và Tây Bắc”.

5. Lê Văn Nông, 1985. “Côn trùng hại gỗ, tre nứa ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam và phương pháp phòng trừ”, Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng KHKT công nghiệp rừng. NXB Nông nghiệp.

6. Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2002. Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản tre dùng trong xây dựng. Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

7. Hoàng Thị Tám, 2004. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản tre luồng cho hàng sản xuất thủ công mỹ nghệ. Báo cáo tổng kết đề tài.

8. Hoàng Thị Tám, 2008. Nghiên cứu công nghệ bảo quản mây, giang làm thủ công mỹ nghệ. Luận văn thạc sỹ kỹ thuật. Trường Đại học Lâm nghiệp.

9. Tiêu chuẩn cơ sở 02:2021/CNR. Chế phẩm bảo quản gỗ: Xác định hiệu lực phòng chống mọt cám

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 0

Đã xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Tám, H.T., Hằng, N.T., Ngọc, Đoàn T.B., Thủy, B.T. và Thắng, P.V. 2024. HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM BẢO QUẢN PHÒNG CHỐNG MỌT TRE GÂY HẠI LÙNG (Bambusa Longgissia sp. nov. ) LÀM HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.