PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VI KHUẨN PHÂN GIẢI XENLULO SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thúy Nga Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Quang Nam Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Lê Xuân Phúc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Quang Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Minh Chí Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Phân hữu cơ sinh học, vi khuẩn phân giải xenlulo

Tóm tắt

Nước ta ước tính khoảng 10% phế liệu gỗ có thể thu gom và sử dụng được,
tuy nhiên chỉ một phần nhỏ được tận dụng cho các mục đích khác nhau còn
lại hầu hết bị thải bỏ hoặc xử lý bằng cách đốt, điều này gây lãng phí và ảnh
hưởng nghiêm trọng tới môi trường và bảo vệ rừng . Xử lý các phế thải
trong lâm nghiệp bằng công nghệ vi sinh vật tỏ ra có nhiều ưu điểm cả về
hiệu quả môi trươ ̀ ng , kinh tế va ̀ kỹ thuật , đồng thời tạo ra sản phẩm phân
bón hữu cơ co ́ thê ̉ ta ́ i sư ̉ du ̣ ng cho sản xuất nông lâm nghiệp. Trong khuôn khổ thí nghiệm này, chúng tôi đã phân lập được 24 chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo, tuyển chọn 2 chủng vi khuẩn X1 và X10 có khả năng phân giải xenlulo mạnh được nhân sinh khối để sản xuất phân hữu cơ sinh học. Chủng X1 phát triển tốt nhất, có khả năng phân giải xenlulo cao nhất khi được nuôi cấy trên môi trường PD có 1% CMC với nhiệt độ 30 - 35oC và độ pH = 5,5. Chủng X10 phát triển tốt nhất, có khả năng phân
giải xenlulo cao nhất khi được nuôi cấy trong môi trường PD có 1% CMC
với nhiệt độ 35oC và độ pH = 6 - 6,5. Vật liệu vỏ và lá keo đưa vào ủ phân
hữu cơ sinh học cần sơ chế giập nát với kích thước 2  3cm, với độ ẩm đạt
từ 50 - 60%, pH = 6 - 7, thời gian tạo phân hữu cơ sinh học khoảng 90
ngày, đạt hàm lượng NPK là cao nhất và hàm lượng hữu cơ đạt tới 23%.

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Phước Quệ; Cao Ngọc Điệp, 2011. Phân lập và nhận diện vi khuẩn phân giải celllulose. Tạp chí Khoa học: 18a, Trường Đại học Cần Thơ, 177-184.

2. Nguyễn Vũ Thành, 2006. Chất thải trong nông nghiệp. Báo Nông thôn ngày nay số ra ngày 21 tháng 03 năm 2006.

3. Gautam S. P., Bundela P. S., Pandey A. K., Jamaluddin, Awasthi M. K., Sarsaiya S., 2012. Diversity of cellulolytic microbes and the biodegradation of municipal solid waste by a potential strain. International. Journal of, Microbiol., article ID 325907.

4. Schaad N. W., Jones J. B., and Chun W., 2000. Plant pathogenic bacteria. The American Phytopathological society.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

33

PDF Tải xuống

12

Cách trích dẫn

[1]
Nga , N.T.T., Nam, P.Q., Phúc, L.X., Thu, P.Q. và Chí, N.M. 2024. PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VI KHUẨN PHÂN GIẢI XENLULO SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>