MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI RE HƯƠNG (Cinamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) TẠI TỈNH QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Tạ Nhật Vương trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật lâm sinh
  • Phan Thị Luyến
  • Trịnh Ngọc Bon
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.987

Từ khóa:

Quảng Ninh, đặc điểm lâm học, cấu trúc, hàm phân bố Richards, tổ thành, tầng thứ, tái sinh, Re hương

Tóm tắt

Re hương (Cinamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) thuộc họ Long não (Lauraceae) có phạm vi phân bố khá rộng, song số lượng cá thể còn lại trong tự nhiên rất ít. Kết quả điều tra tại tỉnh Quảng Ninh cho thấy Re hương có phân bố tại 7 huyện và thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Bình Liêu, Ba Chẽ, Đông Triều, Hải Hà, Tiên Yên, thành phố Uông Bí, Vân Đồn. Re hương phân bố chủ yếu ở khu vực núi đất, đất Feralit màu vàng nhạt đến vàng đỏ, phát triển trên phiến thạch sét, trên đá vôi hoặc Granit. Re hương phân bố ở độ cao biến động lớn từ 30m đến 900m so với mực nước biển, ở kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh từ trạng thái rừng nghèo kiệt đến trạng thái rừng giàu. Mật độ cây gỗ dao động từ 248 cây/ha đến 1.020 cây/ha. Trữ lượng dao động từ 16,10 m3/ha đến 290,89 m3/ha. Thành phần loài ở các trạng thái rừng có Re hương phân bố rất đa dạng nhưng số lượng cá thể Re hương phân bố không đều, một số khu vực Re hương có tham gia vào công thức tổ thành nhưng không có vai trò kiến tạo hoàn cảnh rừng. Cây Re hương tái sinh tự nhiên rất ít, dao động từ 11 - 32 cây/ha, cho thấy Re hương là loài đang đối diện với nguy cơ bị đe dọa cao. 

Tài liệu tham khảo

Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam - Phần II: Thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, trang 250-251.

Chính phủ, 2019. Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Chính phủ, 2021. Nghị định số 84/2021/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định số 4618/QĐ-UBND ngày 15/12/2020 của Ủy ban nhân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án khung bảo tồn nguồn gen tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2025.

Trần Hợp, 1997. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Vũ Văn Thông, 2018. Bảo tồn nguồn gen cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Tải xuống

Đã xuất bản

25-11-2024

Số lượt xem tóm tắt

0

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
TA, nhat vuong, phan, thị luyến và trịnh, ngọc bon 2024. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI RE HƯƠNG (Cinamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) TẠI TỈNH QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 11 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.987.

Số

Chuyên mục

Bài viết