Giổi ăn hạt ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC HỌC CỦA LOÀI GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A. Chev.) TẠI TỈNH LAI CHÂU

Các tác giả

  • Phan Văn Mùi Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Triệu Thái Hưng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.70169/VJFS.1024

Từ khóa:

Giổi ăn hạt, phân bố, sinh thái, cấu trúc, tái sinh, tỉnh Lai Châu

Tóm tắt

Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev.), là loài cây đặc hữu, đa mục đích, có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Kết quả điều tra tại tỉnh Lai Châu cho thấy Giổi ăn hạt phân bố rải rác ở khu vực núi đất, tập trung chủ yếu ở độ cao 500 - 700 m so với mực nước biển, địa hình có sự chia cắt, độ dốc 15 - 25°, thuộc loại đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá Macma bazơ và trung tính (Fk), tầng đất trung bình; đất chua, nghèo dinh dưỡng; tổng lượng mưa trung bình năm 2.528 mm; độ ẩm không khí trung bình năm 83,7%; nhiệt độ trung bình năm 18,3°C. Lâm phần nơi có loài Giổi ăn hạt phân bố thuộc trạng thái rừng nghèo (TXN), nghèo kiệt (TXK), rừng trung bình (TXB), độ tàn che thấp, dao động từ 0,3 - 06. Mật độ tầng cây cao của lâm phần dao động từ 555 - 1.136 cây/ha. Thành phần loài ở các trạng thái rừng có Giổi ăn hạt phân bố tương đối đa dạng (14 - 40 loài) nhưng số lượng cá thể Giổi ăn hạt phân bố không đều và không tham gia vào công thức tổ thành. Cây Giổi ăn hạt tái sinh tự nhiên rất ít, dao động từ 4 - 20 cây/ha; hơn nữa tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp và phân bố lớp cây tái sinh không đều dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng về lớp cây tái sinh của loài cây này. Do đó để phát triển cây Giổi ăn hạt cần tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018. Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018, về Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Phương pháp phân tích đất. Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, Tập 7, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

3. Nguyễn Bá Chất, 2002. Cây bản địa Việt Nam. Báo cáo chuyên đề tại Hội thảo Đánh giá tiềm năng sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam.

4. Daniel Marmillod, 1982. Methodology and results of studies on the composition and structure of a terrace forest in Amazonia. Doctorate. Georg - August - Universität Göttingen., Göttingen.

5. Hoang, l 2008. Use and conservation of plant species in a National Park-A case study of Ben En, Vietnam. Economic Botany, 6(4), 2008 pp 574-593.

6. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

7. Triệu Văn Hùng (Chủ biên), 2007. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Bản đồ.

8. Nguyễn Văn Hùng, 2021. Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev.) tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ.

9. IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), 2003. Good practice guidance for land use, land-use change and forestry. Hayama: Institute for Global Environmental Strategies for the IPCC.

10. IPCC, 2006. Guideline for national greenhouse gas inventories. Hayama: Institute for Global Environmental Strategies for the IPCC.

11. Lê Đình Phương, Đỗ Anh Tuân, 2013. Một số đặc điểm nơi mọc và tái sinh của loài Giổi ăn quả (Michelia tonkinensis A.Chev.) tại Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 3 (kỳ I) -2013.

12. Nguyễn Huy Sơn, 2007. Đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt Giổi xanh. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Số 4/2007, trang 475 - 478.

Đã Xuất bản

07-03-2025

Cách trích dẫn

[1]
Phan Văn, M. và Triệu Thái Hưng 2025. Giổi ăn hạt ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC HỌC CỦA LOÀI GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A. Chev.) TẠI TỈNH LAI CHÂU. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 3 2025). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.1024.

Số

Chuyên mục

Bài viết