BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH LOÀI DU SAM NÚI ĐẤT (Keteleeria evelyniana Mast.) TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Nguyễn Bá Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Lưu Thế Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Hoàng Thanh Trường Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Lê Cảnh Nam Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Giang Thị Thanh Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Trần Văn Ninh Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.958

Từ khóa:

Du sam núi đất, bảo quản hạt, tỷ lệ nảy mầm, nhân giống hữu tính

Tóm tắt

Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.) là cây gỗ lớn thuộc họ Thông. Trong tự nhiên, loài có phân bố rộng nhưng mọc rải rác, chủ yếu bị khai thác để lấy gỗ, cây tái sinh có triển vọng không nhiều, do vậy môi trường sống của loài dần bị thu hẹp. Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về đặc điểm hình thái quả và hạt, kỹ thuật nhân giống và phương pháp bảo quản hạt cho loài. Quả có hình trụ thon, chiều dài trung bình khoảng 14,63 cm và chiều rộng khoảng 4,26 cm, số lượng hạt trung bình 137 hạt/quả, trong đó hạt chắc chiếm tỷ lệ 58,72% và tỷ lệ hạt lép là 41,27%, hạt màu vàng chứa nhiều nhựa. Kết quả nhân giống từ hạt cho thấy, tỷ lệ nảy mầm của hạt Du sam núi đất được thử nghiệm ngâm ở nhiệt độ xử lý ban đầu là 40oC trong thời gian 30 phút đạt tỷ lệ 75,33%, thời gian nảy mầm 20,48 ngày, tốc độ nảy mầm 4,96%/ngày và thế nảy mầm 18% khi ngâm hạt ở nhiệt độ 40oC trong 60 phút. Hạt được bảo quản bằng phương pháp gói trong giấy báo để trong tủ lạnh nhiệt độ 5oC cho tỷ lệ nảy mầm tốt nhất đạt 66,50%.

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001 - Hạt giống cây Lâm nghiệp - Phương pháp kiểm nghiệm.

Chính phủ Việt Nam. Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2019. Niên giám thống kê năm 2019.

Bảo Huy, 2017. Tin học thống kê trong lâm nghiệp. NXB Khoa học Kỹ thuật. Tp HCM. 278 trang.

Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Hội, Lê Xuân Đắc, Đặng Ngọc Huyền, Triệu Văn Hùng, 2019. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.) tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Khoa học Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003. Nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 292 trang.

Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, 2004. Cây lá kim Việt Nam. NXB Thế giới. Hà Nội, 120 trang.

Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004. Các loài cây lá kim ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 144 trang.

Nguyễn Văn Nhẫn, 2018. Ảnh hưởng khí hậu đến tăng trưởng của Du sam (Keteleeria evelyniana Masters), Bạch tùng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub) và Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook. f.) ở khu vực Đà Lạt và Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Luận án tiến sỹ.

Sách Đỏ Việt Nam. Phần II. Thực vật rừng. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 448 trang.

Phan Văn Thắng, Đặng Xuân Trường, Nguyễn Đức Tố Lưu, Hà Công Liêm, 2013. Chỉ dẫn về các loài thông ở vùng núi Mai Châu - Mộc Châu, tỉnh Hòa Bình - Sơn La. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 43 trang.

Nguyễn Văn Thiết, 2016. Xác định nhiệt độ thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1779 - 2007 dựa trên vòng tăng trưởng của Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Masters). Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2016(2), trang 4353 - 4361.

Đậu Bá Thìn, Đỗ Ngọc Đài, Nguyễn Quang Hưng, 2014. Thành phần hóa học tinh dầu gỗ và lá loài Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.) ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng - Số 7: (80).

Hoàng Thanh Trường, Nguyễn Bá Trung, 2020. Đánh giá sinh trưởng của cây con Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.) tại vườn ươm ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Lâm Đồng. Số 5 - 2020 (123).

He, W.J., Fu, Z.H., Han, H.J., Yan, H., Zeng, G.Z., Ji, C.J., Chu, H.B., Zhang, Y.M. and Tan, N.H., 2011. Benzoic acid allopyranosides and lignan glycosides from the twigs of Keteleeria evelyniana Mast. Zeitschrift für Naturforschung B, 66(7), pp.733 - 739.

Lieu TT, Hien VT, Phong DT. Genetic diversity among natural populations of Keteleeria evelyniana Mast. in central highlands of Vietnam using SSR markers. Vietnam Journal of Science and Technology. 2018 Jun 11;56(3):275 - 85.

Missanjo, E., Kapira, D., 2015. Storage Conditions and Period Effects on Quality of Pinus kesiya Seeds from Malawi. Sch. Acad. J. Biosci; 3(3):315 - 319.

Nora, M. P,. Guillermo, E.D., 2012. Effects of storage conditions and pre - chilling periods on germinability of Pinus ponderosa seeds from Patagonia, Argentina: preliminary study. BOSQUE 33(1): 99 - 103,

Thomas, P., 2013. Keteleeria evelyniana Mast.. The IUCN Red List of Threatened Species2013: e. T42307A2971138. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2013 - 1.RLTS.T42307A2971138.en. Accessed on 03 May 2024.

Thu LT, Thanh NT, Loc PK, 2016. A Review of the Genus Keteleeria (Pinaceae) in Vietnam. VNU Journal of Science. Natural Sciences and Technology. Vol. 32, No.1S: 123 - 134.

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 0

Đã xuất bản

18-09-2024

Cách trích dẫn

[1]
Trung, N.B., Lưu Thế, T., Hoàng Thanh, T., Nam, L.C., Giang Thị, T. và Trần Văn, N. 2024. BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH LOÀI DU SAM NÚI ĐẤT (Keteleeria evelyniana Mast.) TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.958.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả