NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HÁI QUẢ, KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG, BẢO QUẢN HẠT VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON DẺ XANH (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus)


Các tác giả

  • Bùi Trọng Thủy Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc bộ

Từ khóa:

Bảo quản hạt,, chất lượng hạt giống, Dẻ xanh

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thời điểm thu hái quả, kiểm nghiệm chất lượng hạt giống và kỹ thuật tạo cây con Dẻ xanh từ hạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Dẻ xanh ra hoa tháng 4 - 5 dương lịch, quả chín tháng 10 - 11. Thu hái quả làm giống khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu hoặc nâu sẫm. Khối lượng 1.000 hạt khi chín trung bình đạt khoảng 5,7kg, độ thuần đạt khoảng 90,4%, tỷ lệ nảy mầm đạt 84,8 - 85,0%. Hạt giống sau khi thu hái nên gieo ngay, nếu chưa gieo được thì có thể bảo quản trong cát ẩm theo tỷ lệ 2
phần cát: 1 phần hạt về thể tích hoặc để trong tủ lạnh ngăn mát nhiệt độ 8 - 9oC có thể duy trì được tỷ lệ nảy mầm 77,1 - 79,9% sau 3 tháng bảo quản. Tỷ lệ nảy mầm của hạt giảm mạnh xuống dưới 50% sau 6 - 9 tháng bảo quản. Xử lý hạt giống tốt nhất là ngâm hạt trong nước có nhiệt độ ban đầu là 75oC trong thời gian 8 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch và ủ trong cát ẩm. Sau 20 ngày hạt Dẻ xanh bắt đầu nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm đạt 84,67%. Ở giai đoạn 3 tháng tuổi công thức che sáng tốt nhất là 75%, giai đoạn 6 - 9 tháng tuổi che sáng 50% và tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 25% khi cây đạt 12 tháng tuổi. Công thức hỗn hợp ruột bầu phù hợp nhất đối với tạo cây con Dẻ xanh là 88% đất đóng
bầu + 10% phân chuồng hoai + 2% supe lân.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Công ty Giống và phục vụ trồng rừng, 1995. Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Lương Thế Dũng, 2017. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Máu chó lá to (Knema pierrei Warb.), Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch), Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus) cung cấp gỗ lớn cho khu vực phía Bắc. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Lê Đình Khả, 1996. Xử lý nảy mầm hạt có vỏ dày của một số loài cây họ đậu. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991 - 1995. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 148 - 151.

5. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS xử lý số liệu trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Thước, 1964. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến cây Xà cừ. Tập san SVĐH III

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

4

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Thủy, B.T. 2024. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HÁI QUẢ, KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG, BẢO QUẢN HẠT VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON DẺ XANH (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus). TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả