NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ BIỆN PHÁP BẢO QUẢN HẠT GIỐNG CÂY HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ


Các tác giả

  • Phạm Tiến Hùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Thanh Nga Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Xuân Toàn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Hoàng Văn Tuấn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

Từ khóa:

Đặc điểm sinh lý hạt giống, bảo quản hạt giống,, cây Huỷnh,, vùng Bắc Trung bộ

Tóm tắt

Huỷnh là cây gỗ lớn, bản địa và có phân bố tự nhiên chủ yếu ở khu vực miền Trung Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy quả Huỷnh đã cắt cánh có chiều dài trung bình 17,4 mm, chiều rộng 13,1 mm; chiều dài cánh quả trung bình là 66,6 mm, chiều rộng cánh quả 32,6 mm; tổng chiều dài quả cả cánh là 84 mm. Hạt giống Huỷnh có độ thuần đạt 95,92%, số quả Huỷnh cả cánh từ 1.011 - 1.087 quả/kg, số quả đã cắt cánh giao động từ 1.396 đến 1.424 quả/kg. Khối lượng 1.000 quả Huỷnh có cánh từ 989,2 - 919,8 g và đã cắt cánh từ 702,3 - 716,2g. Độ ẩm hạt Huỷnh sau thu hái ở vùng Bắc Trung Bộ trung bình là 13,1%. Tỷ lệ nảy mầm c ủa hạt Huỷnh là 82,3%. Thời gian nảy mầm của hạt từ 19 - 21 ngày. Hạt bắt đầu nảy mầm sau 5 ngày gieo và đạt tỷ lệ cao nhất vào ngày thứ 9. Nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng nảy mầm của hạt. Hạt nảy mầm cao nhất ở nhiệt độ 27 -29 o C, ở các nhiệt độ thấp hơn thì tỷ lệ nảy mầm thấp hơn và thời gian hạt hạt bắt đầu nảy mầm kéo dài hơn. Bảo quản hạt trong túi vải đựng trong chum ở nhiệt độ phòng là công thức tốt nhất, sau 1 tháng bảo quản tỷ lệ nảy mầm còn 60,67%, sau 3 tháng bảo quản tỷ lệ nảy mầm còn 45,33%; kiến nghị chỉ nên bảo quản hạt trong thời gian 3 - 4 tháng vì sau thời gian này tỷ lệ nảy mầm sẽ xuống thấp

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004. Cẩm nang lâm nghiệp: Chọn loài ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005. Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và PTNT về việc ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp.

3. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006. Quy trình kỹ thuật trồng rừng Huỷnh. Ban hành kèm theo quyết định số4108/QĐ-BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014. Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái.

5. Công ty Cổ phần Giống lâm nghiệp Vùng Bắc Trung Bộ, 2008. Báo cáo kết quả chuyển hóa rừng giống Huỷnh.

6. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Giáo trình Thực vật rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Công ty Giống và phục vụ trồng rừng, 1995. Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây trồng rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam quyển 1. NXB Trẻ, Hà Nội.

9. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Tử Kim, Nguyễn Đình Hưng, Đỗ Văn Bản, Nguyễn Tử Ưởng, 2015. Át-lát cấu tạo, tính chất gỗ, tre Việt Nam tập II . NXB Nông nghiệp, Hà Nội

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 2

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hùng, P.T., Nga , N.T.T., Toàn, L.X. và Tuấn, H.V. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ BIỆN PHÁP BẢO QUẢN HẠT GIỐNG CÂY HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>