KẾT QUẢ CHỌN CÂY TRỘI SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare .L.Wu) TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ, NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
DOI:
https://doi.org/10.70169/VJFS.996Từ khóa:
Chọn cây trội, Sa nhân tím, Vùng Đông Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, năng suất quả, hàm lượng tinh dầuTóm tắt
Sa nhân tím là một trong những loài cây lâm sản ngoài gỗ thuộc nhóm dược liệu có giá trị kinh tế cao được dùng trong y học cổ truyền ở các nước Phương Đông. Hạt Sa nhân tím được dùng làm thuốc chữa bệnh về tiêu hóa, cao huyết áp, tim mạch,… Ngoài ra, với vị cay và mùi thơm, hạt Sa nhân tím còn được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm. Tinh dầu Sa nhân tím được sử dụng trong công nghiệp mỹ phẩm, sản xuất nước hoa. Hiện nay, Sa nhân tím đã được gây trồng rộng rãi trong cả nước và được coi là cây xóa đói, giảm nghèo ở nhiều địa phương, nhưng năng suất và chất lượng quả chưa cao do chưa có giống được cải thiện để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất. Vì vậy, việc chọn cây trội Sa nhân tím có năng suất quả, hàm lượng tinh dầu cao là thiết thực và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Kế thừa các lâm phần Sa nhân tím trồng từ 6 đến 8 năm tuổi của 12 huyện ở vùng Đông Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã chọn được 80 cây trội vừa có sinh trưởng nhanh vừa có năng suất quả cao, dao động từ 0,07 - 0,22 kg/cây, vượt trội so với trung bình lâm phần dao động từ 14,29 - 175,00%; hàm lượng tinh dầu trong hạt dao động từ 2,03 - 3,05%, trung bình đạt 2,58% và đều vượt so với chỉ tiêu trong Dược điển Việt Nam V (2017) độ vượt trung bình đạt 72,19%.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế, 2017. Dược điển Việt Nam V, tập 2, NXB Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế, 2019. Danh mục 100 loài cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 - 2030 kèm theo Quyết định số 3657/QĐ-BYT, ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Y tế.
3. Nguyễn Tập, 2007. Sa nhân tím. Nxb Lao động, 56 trang.
4. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7039:2013 (ISO 6517:2008) về gia vị và thảo mộc - Xác định hàm lượng dầu dễ bay hơi (phương pháp chứng cất bằng hơi nước).
5. Võ Văn Chi, 1999. Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
6. Lê Trần Đức, 1997. Cây thuốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, 2019. Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật trồng và thu hái Sa nhân tím bền vững theo hướng đạt chuẩn