ĐA DẠNG VÀ PHÂN BỐ HỌ CÀ PHÊ (Rubiaceae) Ở VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO


Các tác giả

  • Đặng Văn Sơn 2 Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Nguyễn Quốc Bảo 2 Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam4 Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Trương Bá Vương 2 Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam4 Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Trần Bảo Quyên Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
  • Lê Hồng Sơn VQG Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Nguyễn Văn Ngà VQG Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Trần Đình Huệ VQG Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Từ khóa:

Đa dạng họ Cà phê (Rubiaceae), , Côn Đảo, thực vật, phân bố

Tóm tắt

Từ kết quả phân tích mẫu tiêu bản thu được từ năm 2021 - 2022, kết quả nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Cà phê (Rubiaceae) ở VQG Côn Đảo đã xác định 73 loài thuộc 33 chi. Trong đó, có 6 loài bổ sung cho họ Cà phê và hệ thực vật Côn Đảo, bao gồm: Chim trích (Benkara depauperata), Găng biên hòa (Benkara hoaensis), Găng (Benkara scandens), Lấu bò (Psychotria serpens), Xú hương lam (Lasianthus hirsutus) và An điền lan (Oldenlandia diffusa). Về giá trị tài nguyên, kết quả đã ghi nhận được họ Cà phê có 4 loài cho gỗ, 30 loài có giá trị làm thuốc, và 2 loài là Chim chích (Benkara depauperata) và Xương cá (Psydrax dicoccos) có giá trị bảo tồn theo Sách đỏ Việt Nam (2007). Dạng sống của các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) được chia thành 5 nhóm chính, gồm: cây chồi trên nhỏ (Mi) với 46 loài; cây chồi trên vừa (Me) với 10 loài; cây thân thảo (Hp) với 10 loài, dây leo (Lp) và cây chồi trên to (Mg) với lần lượt là 4 và 3 loài. Các loài thuộc họ Cà phê phân bố rộng trong tự nhiên, trải dài ở các độ cao từ 2 - 577 m so với mặt nước biển trong các kiểu sinh cảnh rừng khác nhau, trong đó, kiểu rừng trên vùng núi thấp có nhiều loài nhất (52 loài) và ít nhất là kiểu rừng ngập mặn (1 loài).

Tài liệu tham khảo

1. Lê Xuân Ái, Trần Đình Huệ, 2013. Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững Côn Đảo. Báo cáo Hội nghị Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần 5: 353 - 359.

2. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 3. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam, Phần II: Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

4. Chen T., Zhu H., Chen J., Taylor C.M., Ehrendorfer F., Lantz H., Funston A.M. & Puff C., 2011. Rubiaceae. In: Wu Z.Y., Raven P.H. & Hong D.Y. (eds.), Flora of China 19. Science Press and Missouri Botanical Garden, Beijing and St. Louis, pp. 1 - 312.

5. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển Cây thuốc Việt Nam, tập 1 và 2. NXB Y học, Hà Nội.

6. Christian Puff, Kongganda Chyamarit and V. Chamchumroon, 2005. Rubiaceae of Thai Lan. White Lotus Press: Banglamung, Thailand.

7. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam. NXB Trẻ.

8. Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội.

9. Raunkiaer C., 1934. Plant life form, Claredon. Oxford. Pp. 104.

10. Nguyễn Chí Thành, Trần Hợp, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Ngọc Kiểng, Lê Xuân Ái, Nguyễn Đức Ngắn, 2004. Tài nguyên động, thực vật rừng VQG Côn Đảo. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã, 2001. Thực vật học dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông, Nghệ An. Nhã xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. The Plant List, 2022. A working list of all plant species. http://www.worldfloraonline.org/

14. World Checklist of Selected Plant Families (WCSP), 2022. Royal Botanic Gardens KEW. https://wcsp.science.kew.org/.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

21

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, Đặng V., Bảo, N.Q., Vương, T.B., Quyên, T.B., Sơn, L.H., Ngà, N.V. và Huệ, T. Đình 2024. ĐA DẠNG VÀ PHÂN BỐ HỌ CÀ PHÊ (Rubiaceae) Ở VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả