NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG NGUY CƠ CHÁY RỪNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN


Các tác giả

  • Nguyễn Đăng Cường Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Từ khóa:

AHP, cháy rừng, GIS, nguy cơ cháy rừng, vật liệu cháy

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên, mục tiêu nghiên cứu là xây dựng được bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng. Mùa cháy rừng tỉnh Thái Nguyên được xác định là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 của năm sau. Nghiên cứu đã tiến hành lập 150 ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích 1.000 m2, 5 ô dạng bản cấp 1 (ODB) được lập trong mỗi OTC để xác định khối lượng vật liệu cháy (VLC). VLC sau đó được đem sấy trong phòng thí nghiệm từ đó xác định độ ẩm VLC. Phương pháp AHP được áp dụng để xác định trọng số cho 6 lớp bản đồ tương ứng với 6 nhân tố có thể ảnh hưởng tới nguy cơ cháy rừng, bao gồm: Độ ẩm vật liệu cháy được phân cấp theo trạng thái rừng, độ cao, độ dốc, khoảng cách đến đường, khoảng cách đến các khu vực đông dân cư, khoảng cách đến đất canh tác nông nghiệp trên đất lâm nghiệp. Các lớp được phân loại theo 5 cấp cháy rừng từ 1 đến 5. Trong đó, 1 là khu vực có nguy cơ thấp/không khả năng cháy và 5 là khu vực có nguy cơ cháy rừng rất cao/cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới nguy cơ cháy rừng là loại rừng, khoảng cách đến nương rẫy, trọng số của các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất này dao động từ 0,4 xuống tới 0,16, thấp nhất là nhân tố độ dốc với trọng số 0,09. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng tỉnh Thái Nguyên cho thấy diện tích với cấp nguy cơ cháy cao đến cực kỳ nguy hiểm là 117.405,9 ha chiếm 63,8% tổng diện tích rừng.

Tài liệu tham khảo

Trần Quang Bảo, 2016. Nghiên cứu xây dựng phần mềm tự động phát hiện sớm cháy rừng từ Trạm quan trắc mặt đất. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3.

Bui, D.T., Bui, Q.T., Nguyen, Q.P., Pradhan, B., Nampak, H. and Trinh, P.T., 2017. A hybrid artificial intelligence approach using GIS-based neural-fuzzy inference system and particle swarm optimization for forest fire susceptibility modeling at a tropical area. Agricultural and forest meteorology, 233, pp.32-44.

Bế Minh Châu, 2012. Quản lý lửa rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Chi cục Kiểm lâm, 2022. Báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng giai đoạn 2012 - 2021, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên.

FAO. Fire Management - Global Assessment 2006. A Thematic Study Prepared in the Framework of the Global Forest Resources Assessment 14 2005. FAO, Rome. Retrievedon December 4, 2009.

Fox, D.M., Laaroussi, Y., Malkinson, L.D., Maselli, F., Andrieu, J., Bottai, L. and Wittenberg, L., 2016. POSTFIRE: A model to map forest fire burn scar and estimate runoff and soil erosion risks. Remote Sensing Applications: Society and Environment, 4, pp.83-91.

Dương Duy Khôi, Trần Quang Bảo, Nguyễn Thị Hoa, Võ Minh Hoàn và Nguyễn Văn Quý, 2020. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy rừng tại tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 5, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất và Nguyễn Văn Tuấn, 2001. Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

Trần Thị Ngoan, Võ Minh Hoàn, Nguyễn Thị Hạnh và Đào Thị Thùy Dương, 2021. Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, số 2.

Saaty, T.L. and Peniwati, K. 2008. Group decision making. Drawing out and reconciling differences. Pittsburgh, PA: RWS Publications. 385 pp.

Saaty, T.L. and Vargas, L.G. 2012. New Product Pricing Strategy. In: Models, Methods, Concepts & Applications of the Analytic Hierarchy Process. International Series in Operations Research & Management Science, vol 175. Springer, Boston, MA.

Sağlam, B., Bilgili, E., Durmaz, B.D., Kadıoğulları, A.İ. and Küçük, Ö., 2008. Spatio-temporal analysis of forest fire risk and danger using LANDSAT imagery. Sensors, 8(6), pp.3970-3987.

Lê Sỹ Trung và Đặng Kim Tuyến, 2003. Quản lý và phòng chống cháy rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Thái Văn Trừng, 1999. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Nguyễn Phương Văn, 2019. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý cháy rừng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Bình. Luận án tiến sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

Van Hoang, T., Chou, T.Y., Fang, Y.M., Nguyen, N.T., Nguyen, Q.H., Xuan Canh, P., Ngo Bao Toan, D., Nguyen, X.L. and Meadows, M.E., 2020. Mapping forest fire risk and development of early warning system for NW Vietnam using AHP and MCA/GIS methods. Applied Sciences, 10(12), p.4348.

Wenhua, L., 2004. Degradation and restoration of forest ecosystems in China. Forest Ecology and Management, 201(1), pp.33-41.

Xu, D.; Shao, G.; Dai, L.; Hao, Z.; Tang, L. and Wang, H., 2006. Mapping forest fire risk zones with spatial data and principal component analysis. Sci. China Ser. E Technol, pp.140-149.

Tải xuống

Đã xuất bản

01-06-2024

Số lượt xem tóm tắt

28

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Cường, N. Đăng 2024. NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG NGUY CƠ CHÁY RỪNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 6 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả