DẤU VẾT CÁC-BON TRONG SẢN XUẤT GỖ TRÒN, GỖ XẺ VÀ DĂM GỖ TỪ RỪNG TRỒNG KEO Ở VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Mỹ Linh Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Lê Thị Thu Hằng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Vũ Tấn Phương 2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Nguyễn Việt Hoa 2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Anh Dũng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

Từ khóa:

Dấu vết các-bon,, phát thải, rừng trồng keo, tăng trưởng xanh, vùng Đông Bắc

Tóm tắt

Lượng phát thải khí nhà kính trên một đơn vị sản phẩm gỗ là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong giám sát, đánh giá tăng trưởng xanh của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trong bối cảnh nhu cầu tăng cao tiêu thụ nội địa và xuất khẩu các sản phẩm gỗ, tiềm năng phát thải trong hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ rất cần phải có những tính toán kỹ lưỡng để có những giải pháp kiểm soát và hạn chế kịp thời mới đảm bảo duy trì được vai trò của lâm nghiệp trong tăng hấp thụ và giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia. Kết quả điều tra xác định dấu vết các-bon trong kinh doanh rừng trồng keo cho sản phẩm gỗ tròn, gỗ xẻ và dăm gỗ tại các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ (Phú Thọ, Tuyên Quang và Quảng Ninh) cho thấy dấu vết các-bon trung bình cho cả vùng là -0,474  0,17 tấn CO 2e/1 m 3 gỗ tròn, 1,914  0,1 tấn CO 2e/1 m 3 gỗ xẻ và 0,297  0,55 tấn CO 2e/1 tấn dăm gỗ. Điều này cũng có nghĩa lượng các-bon được lưu trữ trong sản phẩm gỗ không đủ bù đắp lượng phát thải từ các hoạt động sản xuất ra sản phẩm gỗ xẻ và dăm gỗ. Nếu như các hoạt động sản xuất không được tác động và với chu kỳ khai thác ngắn (5 - 7 năm), tỷ lệ gỗ lợi dụng thấp, lượng các-bon tích trữ thấp thì khả năng bù đắp sẽ lại càng thấp hơn. Việc thay đổi công nghệ trong sản xuất cũng như tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch trong các khâu sản xuất là giải pháp khó. Vì vậy, kéo dài chu kỳ kinh doanh và năng suất rừng trồng Keo là giải pháp hiệu quả cần được khuyến khích vừa giúp tăng sản lượng gỗ khai thác, chế biến và vừa giúp bù đắp lượng phát thải trong chuỗi sản xuất.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ NN&PTNT, 2002. Quyết định số 3588/QĐ-BNN-KNCN ngày 03/9/2022 về Ban hành Tiêu chuẩn vườn ươm giống cây lâm nghiệp.

2. Bộ NN&PTNT, 2020. Hội nghị giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025. Tổ chức tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An, ngày 1/12/2020.

3. Cao Thị Cẩm, Trần Lê Huy và Tô Xuân Phúc, 2020. Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 8 tháng năm 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro. Báo cáo định kỳ của các Hiệp hội VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Tổ chức Forest Trends.

4. Cục Biến đổi khí hậu, 2019. Công văn số 330/BĐKH-GNPT ngày 29/3/2019 về Nghiên cứu, xây dựng hệ số phát thải (EF) của lưới diện Việt Nam.

5. FAO, 2010. Impact of the global forest industry on atmospheric greenhouse gases. FAO Forestry Paper, Vol. 159, Rome, 2010. ISBN 978 - 92 - 5 - 106560 - 0.

6. FAO, 2017. Global database of GHG emissions related to feed crops: Methodology, Version 1. Livestock Environmental Assessment and Performance Partnership. FAO, Rome, Italy.

7. Gỗ Việt, 2020. Tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 10 tháng năm 2020. Gỗ Việt, số 128, tháng 11 năm 2020.

8. IPCC, 2006. IPCC guidelines for national greenhouse gas inventories. 4. Agriculture, Forestry and Other Land Use: IGES.

9. Kool, A., Marinussen, M., & Blonk, H., 2012. LCI data for the calculation tool Feedprint for greenhouse gas emissions of feed production and utilization. GHG Emissions of N, P and K fertiliser production.

10. Pandey, D., Agrawal, M., & Pandey, J. S., 2011). Carbon footprint: current methods of estimation. Environmental monitoring and assessment, 178(1), 135 - 160

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

4

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Linh, N.T.M., Hằng, L.T.T., Phương, V.T., Hoa, H.N.V. và Dũng, N.A. 2024. DẤU VẾT CÁC-BON TRONG SẢN XUẤT GỖ TRÒN, GỖ XẺ VÀ DĂM GỖ TỪ RỪNG TRỒNG KEO Ở VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2