NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI TÔ HẠP ĐIỆN BIÊN (Altingia siamensis Craib) TẠI BAN QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG MƯỜNG PHĂNG, TỈNH ĐIỆN BIỆN


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Hùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Hương Ly Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Văn Tuân Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Văn Tuân Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Hồng Hải Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Đặc điểm lâm học,, Mường Phăng,, Tô hạp điện biên

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Tô hạp điện biên tại khu rừng thuộc Ban quản lý rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, tỉnh Điện Biên đã cho thấy: (i) Tô hạp điện biên phân bố tự nhiên ở nơi đất ẩm, ven hồ xã Pá Khoang, tập trung ở độ cao từ 900 m đến dưới 1.000 m so với mực nước biển, độ dốc từ 15 o - 19 o . (ii) Tô hạp điện biên chiếm ưu thế trong các trạng thái rừng với hệ số IV% dao động từ 8,7 - 16,8%. Tô hạp điện biên xuất hiện ở cả 3 tầng tán với số lượng ít và phần lớn các cây tập trung ở tầng tán chính. Trong rừng tự nhiên thường bắt gặp Tô hạp điện biên cùng các loài Dẻ mũi mác, Chẹo tía, Dẻ gai lá bạc. (iii) Tổ thành loài cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu đa dạng với 15 -16 loài. Mật độ cây Tô hạp điện biên tái sinh dao động từ 720 - 1.120 cây/ha. Đa số cây Tô hạp điện biên có chất lượng tái sinh tốt, số lượng cây có nguồn gốc từ hạt dao động từ 14,9 - 15,5% so với lâm phần. Cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao II (0,5 - 1 m) và cấp chiều cao III (1 - 2 m). Số cây tái sinh có triển vọng biến thiên từ 1.227 - 1.253 cây/ha. (iv) Tính đa dạng loài ở trạng thái rừng nghèo cao hơn trạng thái rừng trung bình.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2003. Thực vật rừng, NXB Nông nghiệp.

2. Lê Trần Đức, 1997. Cây thuốc Việt Nam. NXB Nông nghiệp.

3. Triệu Văn Hùng, 1993. Đặc tính sinh vật học của các loài cây làm giàu rừng (Trám trắng, Lim xẹt). Đại học Lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu khoa học (1990 - 1994). NXB Nông nghiệp.

4. Hoang Van Sam, Khamseng Nanthavong & P.J.A. Kessler, 2004. Trees of Laos and Vietnam: a field guide to 100 economically or ecologically important species. Blumea.49: 201 - 349, 225.

5. Ellenberg, D., & Mueller-Dombois, D., 1974. Aims and methods of vegetation ecology. New York: Wiley.

6. Magurran, A. E., 2013. Measuring biological diversity. John Wiley & Sons.

7. Tổng cục Lâm nghiệp, 1995. Cây gỗ rừng miền Bắc Việt Nam (Tập 1). NXB Nông thôn, Hà Nội

Tải xuống

Số lượt xem: 29
Tải xuống: 5

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hùng, N.V., Ly, N.T.H., Tuân, V.V., Tuân, V.V., Hải, V. Đại và Hải, N.H. 2024. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI TÔ HẠP ĐIỆN BIÊN (Altingia siamensis Craib) TẠI BAN QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG MƯỜNG PHĂNG, TỈNH ĐIỆN BIỆN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>