ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ


Các tác giả

  • Ngô Văn Hồng Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên vùng cao
  • Bùi Thế Đồi Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Ngọc Hải Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đỗ Anh Tuân Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bắc Trung Bộ,, rừng cộng đồng, vốn xã hội

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá đặc điểm và ảnh hưởng của vốn xã hội của các
cộng đồng đến hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng khu vực Bắc
Trung Bộ. Nghiên cứu được thực hiện tại 6 mô hình quản lý rừng cộng đồng
ở 3 tỉnh trong khu vực thông qua việc điều tra đánh giá nông thôn có sự tham
gia và phỏng vấn chuyên sâu 181 hộ gia đình về các yếu tố vốn xã hội của
cộng đồng và hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy bản chất đa chiều (nhiều khía cạnh khác nhau của vốn xã hội từ
mạng lưới đến quan điểm chia sẻ) cũng như sự khác biệt về mức độ vốn xã
hội ở các cộng đồng nghiên cứu. Các kết quả phân tích thống kê định lượng
đã chứng minh rằng vốn xã hội hiện có của các cộng đồng đã thúc đẩy việc
thực thi quản lý và hiệu quả bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cộng đồng.
Nơi có vốn xã hội cao thì tài nguyên cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt
hơn. Trong đó, các chỉ số mạng lưới, sự tin tưởng và sự tương hỗ giúp đỡ lẫn
nhau có tương quan có ý nghĩa thống kê và đồng biến với hiệu quả bảo vệ và
phát triển rừng cộng đồng. Vì vậy, để thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng bền
vững, các yếu tố vốn xã hội cần được coi như là nguồn lực quan trọng cần
được nhận diện, duy trì và tăng cường nhằm thúc đẩy sự gắn kết, sự tham gia
và nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động quản lý rừng cộng đồng

Tài liệu tham khảo

1. Ayako I., 1999. The effect of social capital on collective action in community forest management in Cambodia. International Journal of the Commons Vol. 13 (1): 777–803.

2. Ascher W., 1995. Communities and Sustainable Forestry in Developing countries. Institute for Contemporary Studies, San Francisco, California.

3. Bộ NN&PTNT, 2021. Quyết định 1588/QĐ-BNN-TCLN công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020.

4. Coleman J. S., 1988. Social capital in the creation of human capital. American Journal of Sociology, 94: 95-120.

5. Colfer, C. J. P., G. R. Dahal, and M. Moeliono, 2008. Setting the Stage: Money and Justice in Asia and Pacific Forests. In Lessons from Forest Decentralization: Money, Justice and the Quest for Good Governance in AsiaPacific, eds. C. J. P. Colfer, G. R. Dahal, and D. Capistrano, 1–16. London and Sterling, VA: Earthscan.

6. Do Anh Tuan, 2018. Promoting roles of customary rules of local communities in community forest management in the Northern mountainous provinces of Vietnam, report submitted to AUSAID Vietnam.

7. Grootaert C., 1999. Social Capital, Household Welfare and Poverty in Indonesia. Washington, DC: World Bank.

8. Ha N.V and Maclaren, V., 2006. Relative shadow prices of social capital for household-level paper recycling units in Vietnam. Ecological Economics 57:520-533.

9. Hoàng Huy Tuấn, 2015. Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án tiến sỹ.

10. Maluccio J. et al., 2000. Social capital and income generation in South Africa, 1993-1998. Journal of Development Studies, 36(6): 54-81.

11. Ostrom E., 1990. Governing the Commons: The Evolution of Institutions for Collective Action. Cambridge University Press, Cambridge.

12. Ostrom E. et al., 1999. Social Capital and the Governance of Forest Resources. Workshop in Political Theory and Policy Analysis, Indiana University.

13. Putnam R. D.,1993. The prosperous community - social capital and public life. American Prospect, 13: 35-42.

14. Thomson J.T., 1992. A Framework for Analyzing Institutional Incentives in Community Forestry. Community Forestry Note 10. FAO, Rome.

15. World Bank, 1999. Report from the International CBNRM Workshop. Washington, DC, 10–14 May 1998. URL: http://www.worldbank.org/wbi/conatrem/

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

22

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Hồng , N.V., Đồi, B.T., Hải, T.N. và Tuân, Đỗ A. 2024. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả