NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN MỨC ĐỘ BỊ SÂU ĐỤC NÕN (Hypsipyla robusta) GÂY HẠI TRÊN RỪNG TRỒNG LÁT HOA


Các tác giả

  • Trần Thị Lệ Trà Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2 Trường Đại học Tây Nguyên
  • Phạm Quang Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Minh Chí Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Lát hoa, bản địa, phương thức trồng,, Sâu đục nõn,, tuổi cây

Tóm tắt

Lát hoa được trồng phổ biến ở Việt Nam nhưng thường bị sâu đục nõn gây
hại rất nặng. Nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tuổi
cây, độ cao, đất đai, hướng phơi và phương thức trồng đến mức độ bị sâu
đục nõn của cây Lát hoa tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Kết quả cho
thấy, Lát hoa giai đoạn 1 - 2 tuổi mẫn cảm nhất đối với sâu đục nõn, tỷ lệ
hại 46,8 - 68,1% và chỉ số hại 1,08 - 2,18; Rừng trồng ở độ cao dưới 300 m
bị sâu đục nõn gây hại nặng nhất với tỷ lệ hại 45,3 - 65,6% và chỉ số hại
1,04 - 2,03. Đất phát triển trên đá vôi, tầng dày phù hợp nhất cho cây Lát
hoa với lượng tăng trưởng cao nhất, chiều cao đạt 1,55 m/năm và đường
kính gốc đạt 2,12 cm/năm, trong khi mức độ sâu hại thấp (P% = 18,6% và
DI = 0,28). Hầu như không có sự khác biệt về sâu đục nõn giữa các hướng
phơi. Phương thức trồng xen cây bản địa có tỷ lệ hại và chỉ số hại thấp
nhất, tương ứng là 8,2 - 14,9% và 0,19 - 0,48. Kết quả này cung cấp cơ sở
khoa học đề xuất các biện pháp quản lý sâu đục nõn góp phần nâng cao
năng suất và chất lượng rừng trồng Lát hoa.

Tài liệu tham khảo

1. Anon, 1974. Indian Timbers. Chickrassy. Compiled at the Editorial Board, Forest Research Institute and Colleges, Dehra Dun, India. Information Series, 15, 9p.

2. Bộ NN&PTNT, 2014. Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 về việc ban hành Danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp.

3. Boland, D.J., 2000. Toona ciliata. Forestry Compendium Global Module. CAB International, Wallingford, UK.

4. Nguyễn Bá Chất, 1994. Lát hoa - một loài cây gỗ quý bản địa cần được quân tâm phát triển. Tạp chí Lâm nghiêp, 11, 19.

5. Nguyễn Bá Chất, 1996. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng nuôi dưỡng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss). Luận án phó tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Chi, N.M., Quang, D.N., Hien, B.D., Dzung, P.N., Nhung, N.P., Nam, N.V., Thuy, P.T.T., Tuong, D.V., Dell, B., 2021. Management of Hypsipyla robusta Moore (Pyralidae) damage in Chukrasia tabularis A. Juss (Meliaceae). International Journal of Tropical Insect Science , 42, 1 - 8.

7. Nguyễn Văn Độ, 2003. Nghiên cứu sinh học, sinh thái và biện pháp quản lý tổng hợp sâu đục ngọn Hypsipyla robusta hại cây lát Chukrasia tabularis tại một số địa điểm ở miền Bắc Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

8. FAO, 2007. Forest pest species profile.

9. Griffiths, M.W., Wylie, R., Lawson, S., Pegg, G., McDonald, J., 2004. Known or potential threats from pests and diseases to prospectivetree species for high value timber plantings in Northern Australia. Prospects for high-value hardwood timber plantations in the 'dry' tropics of Northern Australia, Mareeba.

10. Ho, K. S., & Noshiro, S., 1995. Chukrasia AHL Juss. In: Lemmens, R. H. M. J., Soerianegara, I., Wong, W. C. (eds). Plant resources of South-East Asia, 5(2): 127 - 130.

11. Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Phan Thanh Hương và Mai Trung Kiên, 2005. Trồng Lát hoa dưới tán keo dây, một biện pháp lâm sinh có hiệu quả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 67, 77 - 80.

12. Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Xuân Liệu, 2006. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp: Cải thiện giống và quản lý giống cây rừng ở Việt Nam.

13. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2007. Át lát cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tập 1, 249 trang.

14. Pinyopusarerk, K., Kalinganire, A., 2003. Domestication of Chukrasia. (No. 435 - 2016 - 33717).

15. Đào Ngọc Quang, 2008. Hạn chế tác hại của sâu đục ngọn Hypsipyla robusta Moore bằng biện pháp che bóng. Thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, 1, 512 - 518.

16. Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Xuân Quát và Nguyễn Hữu Vinh, 2002. Giới thiệu một số loài cây lâm nghiệp trồng ở vùng núi đá vôi. Cục Lâm nghiệp, 104 - 120

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Trà, T.T.L., Thu, P.Q. và Chí, N.M. 2024. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN MỨC ĐỘ BỊ SÂU ĐỤC NÕN (Hypsipyla robusta) GÂY HẠI TRÊN RỪNG TRỒNG LÁT HOA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4