NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN GỖ XẺ VÀ VÁN LẠNG TỪ GỖ DẺ ĐỎ (Lithocarpus ducampii A. Camus)


Các tác giả

  • Bùi Duy Ngọc Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Nguyễn Thị Phượng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Nguyễn Đức Thành Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Tạ Thị Thanh Hương Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Đào Hùng Mạnh Trung tâm KHLN vùng Trung tâm Bắc Bộ
  • Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Bảo Ngọc Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

Từ khóa:

Dẻ đỏ, gỗ xẻ, chế độ sấy, ván lạng

Tóm tắt

Dẻ đỏ là loài cây nằm trong danh sách các loài cây bản địa quan trọng trong
trồng phục hồi rừng tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên
cứu công nghệ chế biến gỗ Dẻ đỏ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất gỗ xẻ và
ván lạng hiện nay. Nhóm tác giả đã nghiên cứu công nghệ xẻ, sấy và lạng
ván từ gỗ Dẻ đỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chất lượng gỗ Dẻ đỏ xẻ
theo phương pháp xẻ xoay tốt hơn so với phương pháp xẻ suốt. Tỷ lệ gỗ xẻ
đạt loại A theo phương pháp xẻ xoay chiếm trên 40% trong khi đó đối với
phương pháp xẻ suốt tỷ lệ gỗ xẻ đạt loại A đạt được từ 26,18% đến
35.18%. Chế độ sấy ở nhiệt độ (50-70)
o
C trong thời gian 245 giờ là thích
hợp nhất cho sấy gỗ Dẻ đỏ. Chất lượng và tỷ lệ thành khí của ván lạng gỗ
Dẻ đỏ đạt tối ưu khi xử lý thủy nhiệt ở nhiệt độ 80
o
C trong 48 giờ, chiều
dày ván lạng là 0,4 mm và sấy ván ở nhiệt độ 70
o
C với tốc độ sấy là 3
mét/phút, độ ẩm của ván sau khi sấy giảm xuống dưới 10%

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Thiệp, Võ Thành Minh, Đặng Đình Bôi, 1992. Công nghệ xẻ mộc, tập 1, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

2. Hồ Thu Thủy, 2005. Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp xử lý gỗ trước khi sấy nhằm rút ngắn thời gian sấy gỗ. Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

3. Hứa Thị Huần, Nguyễn Lê Hồng Thuý, 2014. Nghiên cứu Quy trình sấy gỗ keo lai bằng năng lượng mặt trời kết hợp hơi nước. Thông tin Khoa học Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương.

4. Lê Thanh Chiến, 2010. Nghiên cứu sử dụng hiệu quả gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính và dịch gỗ. Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

5. Bùi Duy Ngọc, 2017. Nghiên cứu sử dụng gỗ Cáng lò (Betula alnoides Buch - Ham), Vối thuốc (Schima wallichii (DC.) Korth) và Xà cừ lá nhỏ (Swietenia microphylla) làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc. Báo cáo đềtài NCKH cấp Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1762-75. Gỗ tròn làm gỗ dán lạng và ván ép thoi dệt tay đập.

7. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1758:1986. Gỗ xẻ - phân hạng chất lượng theo khuyết tật.

8. TCVN 1074:1986 Gỗ tròn - Phân cấp chất lượng theo khuyết tật.

9. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN TCVN 8048-1: 2009. Gỗ - phương pháp thử cơ lý - phần 1: Xác định độ ẩm cho các phép thử cơ lý

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 0

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Ngọc, B.D., Phượng, N.T., Thành, N. Đức, Hương, T.T.T., Mạnh, Đào H., Hải, V. Đại và Ngọc, N.B. 2024. NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN GỖ XẺ VÀ VÁN LẠNG TỪ GỖ DẺ ĐỎ (Lithocarpus ducampii A. Camus). TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.