ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ CHẤT GIỮ ẨM ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY PHI LAO (Casuarina equisetifolia Forst. et Forst.F) TRÊN CỒN CÁT BÁN DI ĐỘNG TẠI HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ


Các tác giả

  • Lê Đức Thắng Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ Khoa học & Công nghệ 2 NCS Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Ngô Đình Quế Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Chất giữ ẩm,, cồn cát bán di động, phân bón hữu cơ vi sinh,, Phi lao

Tóm tắt

Phi lao là loài cây gỗ đa tác dụng, thích hợp trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển, có tác dụng chắn gió chắn cát, bảo vệ ruộng đồng, làng mạc và sinh kế người dân ven biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy bón 300 g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh trong 3 năm đầu kết hợp bón 10 g chất giữ ẩm/gốc cho cây Phi lao trồng trên cồn cát bán di động có hiệu quả rõ rệt sau giai đoạn 24 tháng tuổi. Tăng trưởng bình quân chung ở các CTTN dao động từ ∆Doo = 0,79 - 1,10 cm/năm, ∆Hvn = 0,35 - 0,45 m/năm (Lệ Thủy) và từ ∆Doo= 0,92 - 1,02 cm/năm, ∆Hvn = 0,67 - 0,70 m/năm (Triệu Phong). Tỷ lệ sống dao động từ 65,2% (ĐC) đến 77,8% (CT3) (Lệ Thủy) và từ 60,6% (ĐC) đến 75,8% (CT3) (Triệu Phong). Tỷ lệ cây bị chết ngọn dao động từ 50,0 - 82,8% (Triệu Phong) đến 39,4 - 85,4% (Lê Thủy). Kết quả từ nghiên cứu này, bước đầu làm cơ sở cho việc bón phân hữu
cơ vi sinh kết hợp chất giữ ẩm áp dụng trong công tác trồng rừng phòng hộ, đặc biệt là trồng trên cồn cát di động, cồn cát bán di động vùng cát ven biển các tỉnh Bắc Trung bộ.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thanh Bồn, 1998. Thành phần và một số đặc điểm của nguyên tố lân ở đất cát biển. Tạp chí Khoa học Đất (10), tr. 54 - 62.

2. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt, 1998. Nghiên cứu phân loại đất vùng Duyên hải miền Trung (thực hiện mô hình toàn tỉnh Bình Định). Tạp chí Khoa học Đất (10), tr. 39 - 46.

3. Nguyen Xuan Quat, 1996. Planting Casuarina equisetifolia in Vietnam, In Recent Casuarina Research and Development. Eds. K. Pinyopusarerk, J.W. Turnbull and S.J. Midgley. CSIRO, Canberra.

4. Đặng Văn Thuyết, Triệu Thái Hưng, Nguyễn Thanh Đạm, 2005. Nghiên cứu xác định mô hình rừng phòng hộ trên cát di động ở ven biển tỉnh Quảng Bình. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

5. Nguyễn Văn Tuấn, 2014. Phân tích số liệu với R. Nxb Tổng hợp TP HCM, 2014.

6. Lê Đức Thắng, 2018. Ảnh hưởng của phân bón và chất giữ ẩm đến sinh trưởng cây Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn ex Benth) trên lập địa đất cát nội đồng tại Lệ Thủy (Quảng Bình) và Triệu Phong (QuảngTrị). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (14), 2018, tr. 111 - 118.

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 3

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thắng, L. Đức và Quế, N. Đình 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ CHẤT GIỮ ẨM ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY PHI LAO (Casuarina equisetifolia Forst. et Forst.F) TRÊN CỒN CÁT BÁN DI ĐỘNG TẠI HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết