ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ NGẬP ĐẾN TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN THẢO TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG TRÀM GÁO GIỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP


Các tác giả

  • Lê Hữu Phú Trung tâm Nghiên cứu rừng và Đất ngập nước
  • Nguyễn Chí Thành Trung tâm Nghiên cứu rừng và Đất ngập nước
  • Ngô Đình Quế Hội khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Chế độ ngập, đa dạng thực vật, Gáo Giồng

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 10 năm 2015 (Lần 1: Cuối mùa lũ (tháng 12 năm 2014); Lần 2: Giữa mùa khô (tháng 4- 6 năm 2015); Lần 3: Đầu mùa lũ (tháng 9 - 10 năm 2015)) tại Ban quản lý rừng tràm Gáo Giồng nhằm đánh giá tính đa dạng thực vật thân thảo theo mùa và theo chế độ ngập. Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng nghiên cứu có 6 chế độ ngập, các chỉ số đa dạng sinh học đều có sự thay đổi theo mùa, ở các chế độ ngập 1, 2, 3, 5 vào mùa mưa có tính đa dạng cao hơn mùa khô và ở chế độ ngập 4, 6 vào mùa mưa lại thấp hơn mùa khô. Trong mùa khô ở chế độ ngập 6 có tính đa dạng sinh học thấp nhất và chế độ ngập 5 có tính đa dạng sinh học cao nhất, trong khi đó vào mùa mưa ở chế độ ngập 6 có tính đa dạng sinh học thấp nhất và chế độ ngập 4 có tính đa dạng sinh học cao nhất. Vì vậy cần khoanh vùng các đồng cỏ bằng hệ thống đê bao để điều tiết nước ở chế độ ngập 5 vào mùa khô và ở chế độ ngập 4 vào mùa mưa.

Tài liệu tham khảo

1. Ban quản lý rừng tràm Gáo Giồng (2012 - 2014). Báo cáo kết quả điều tiết nước.

2. K R Clarke, R N Gorley , 2005. Primer - E Multivariate Statistics for Ecologists. Primer-E Limited Company.

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Phú, L.H., Thành, N.C. và Quế, N. Đình 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ NGẬP ĐẾN TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN THẢO TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG TRÀM GÁO GIỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết