XÁC ĐỊNH LẬP ĐỊA CHO TRỒNG RỪNG KINH TẾ TRÊN ĐẤT BÃI THẢI SAU KHAI THÁC THAN Ở QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Ngô Đình Quế Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Đức Thắng Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ KH&CN

Từ khóa:

Lập địa,, trồng rừng kinh tế, bãi thải than, Quảng Ninh

Tóm tắt

Trên cơ sở đặc điểm khu bãi thải sau khai thác than, một số loài cây cỏ phát triển tự nhiên trên bề mặt bãi thải, và các loài cây trồng rừng chính cho vùng Đông Bắc... Bài báo đã xác định được 5 yếu tố cấu thành nhóm dạng lập địa đất bãi thải sau khai thác than ở Quang Ninh, bao bồm: (i) Thời gian sau đổ thải; (ii) Tỷ lệ đất/hỗn hợp thải; (iii) Độ dốc; (iv) Độ cao tương đối; và (v) Thảm thực vật chỉ thị. Qua đó, đề xuất được cơ cấu cây trồng rừng kinh tế chính và cây trồng phù trợ theo mức độ khó khăn của các nhóm dạng lập địa như: (a) Ít khó khăn: Keo lai, Keo tai tượng, Thông nhựa, Thông mã vĩ, Tre luồng...; (b) Khó khăn trung bình: Keo lai, Tre luồng, Thông nhựa, Thông mã vĩ...; và (c) Rất khó khăn: Sắn dây dại, bìm bìm, le, cây họ Đậu, kết hợp các loài keo,
đậu dầu, sở. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng chủ yếu như: Trồng thuần loài hoặc hỗn giao theo băng, mật độ trồng từ 1.660 - 2.500 cây/ha, tiêu chuẩn cây con đem trồng: Dgốc = 0,5 - 0,6 cm, Hvn = 45 - 50 cm; bón lót 100 - 200 g NPK/hố, kết hợp 100g phân hữu cơ vi sinh và 10g chất giữ ẩm/hố; chăm sóc 2 lần/năm, kết hợp bón 100g NPK/cây/lần.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Công Thương, 2011. Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030. Báo cáo quy hoạch.

2. Cục Lâm nghiệp, 2005. Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Miên, 2006. Xây dựng chương trình phục hồi môi trường các vùng khai thác than tại Việt Nam. Nhiệm vụquản lý Nhà nước về môi trường, Bộ Công Thương, 2/2006.

4. Lê Thị Nguyên, 2013. Nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật cải tạo, phục hồi bãi thải sau khai thác than (thí điểm tại bãi thải Chính Bắc - Cty CP Núi Béo - VINACOMIN). Luận văn thạc sĩ khoa học môi trường. Trường Đại học Khoa học tự nhiên.

5. Nguyễn Xuân Quát, 1995. Trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng - Kiến thức lâm nghiệp xã hội tập II. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm, 2001. Xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (Vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam trong Kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 27 - 39.

7. Ngô Đình Quế, 2010. Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 155 trang.

8. Ngô Đình Quế, Lê Đức Thắng, 2015. Lựa chọn lập địa cho trồng rừng gỗ lớn nhằm đạt giá trị và hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (1), 2015, tr 3708 - 3716.

Tải xuống

Số lượt xem: 1
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Quế , N. Đình và Thắng, L. Đức 2024. XÁC ĐỊNH LẬP ĐỊA CHO TRỒNG RỪNG KINH TẾ TRÊN ĐẤT BÃI THẢI SAU KHAI THÁC THAN Ở QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả