NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI XOAN ĐÀO (Prunus arborea (Blume) Kalkman) TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN


Các tác giả

  • Đỗ Hoàng Chung Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Nguyễn Công Hoan Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Ma Đức Khiêm Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Kạn

Từ khóa:

Bắc Kạn, cây Xoan đào,, đặc điểm lâm học

Tóm tắt

Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn là địa phương phù hợp với phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn, Xoan đào (Prunus arborea) là một loài cây gỗ bản địa thích hợp với trồng rừng gỗ lớn. Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp dẫn liệu khoa học về một số đặc điểm sinh thái; phân bố của cây Xoan đào; một số đặc điểm lâm học của lâm phần nơi có cây Xoan đào phân bố. Trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp, điều tra phỏng vấn và điều tra thực địa (27 OTC), kết quả cho thấy, tại huyện Na Rì, Bắc Kạn, loài cây Xoan đào phân bố trên đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs), nơi có địa hình dốc với độ dốc từ 20o - 35o, thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 20,9 oC, số giờ nắng
hàng năm đạt 1499,8 giờ/năm, lượng mưa hàng năm đạt 1076,6mm. Tại Na Rì, loài Xoan đào phân bố chủ yếu ở trạng thái rừng trung bình và rừng nghèo, phân bố ở độ cao từ 308m đến 456m so với mặt nước biển. Thành phần loài cây gỗ của rừng (nơi có loài Xoan đào phân bố) biến động từ 13 - 32 loài, trong đó có từ 6 đến 8 loài tham gia công thức tổ thành rừng. Các loài cây chủ yếu là những loài cây ưa sáng, gỗ giá trị thấp như: Dẻ gai (Castanopsis indica), Kháo (Machilus spp.), Vối thuốc (Schima wallichii), Trám chim (Canarium tonkiense), Sau sau (Liquidambar formosana); Trẩu (Vernicia fordii), Muồng (Zenia insignis), Sồi (Lithocarpus spp.), Bứa (Garcinia oblongifolia); ngoài ra
các loài cây gỗ có giá trị như Xoan đào (Prunus arborea) và Xoan nhừ
(Allospondias lakonensis) cũng tham gia trong công thức tổ thành loài, đặc biệt trong trạng thái rừng trung bình thì loài Xoan đào có hệ số tổ thành lớn. Loài Xoan đào phân bố ở rừng nghèo có độ tàn che của lâm phần trung bình đạt 0,57; rừng trung bình có độ tàn che đạt 0,7.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ NN&PTNT, 2006. Quyết định số 4018 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006, ban hành tiêu chuẩn ngành (04 TCN 126-2006) Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng để cung cấp gỗ lớn.

2. Bộ NN&PTNT, 2013. Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013, Phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”.

3. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, tập 1, tr. 806, Nxb. Trẻ

4. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2012. Átlát cây rừng Việt Nam, tập 4, Nxb. Nông nghiệp.

5. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn, 2015. Điều tra thoái hóa đất tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo tổng hợp kết quả dự án, Bắc Kạn, 156 trang.

6. Curtis J. T. and McIntosh R. P., 1951. “An upland forest continuum in the Prairie - Forest border region of Wisconsin”. Ecology, Vol. 32, No. 3, (Jul., 1951), pp. 476 - 496 (Available at: http://www.jstor.org/stable/1931725).

7. Kalkman C., 1993. Rosaceae. - In: van Steenis C.G.G.J. (ed.), Flora Malesia, series 1: Spermatophyta, vol. 11 (2): 227 - 351. Leiden University, Leiden.

8. Shannon, C.E. & W. Wiener, 1963. The Mathematical Theory of Communication. University of Illinois Press, Urbana.

9. Lim S.C. & Gan K.S., 2009. Identification and Utilization of Lesser - Known Commercial Timbers in Peninsular Malaysia 12; Pagar Anak, Pepauh, Pepijat and Pepulut, Timber Technology Bulletin No. 49.

10. Brown D., 1995. Encyclopaedia of Herbs and their Uses. Dorling Kindersley, London.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 3

Đã xuất bản

29-01-2024

Cách trích dẫn

[1]
Chung, Đỗ H., Hoan, N.C. và Khiêm, M. Đức 2024. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI XOAN ĐÀO (Prunus arborea (Blume) Kalkman) TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết