MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI VÀNG TÂM (Manglietia fordiana) TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ
Từ khóa:
Bảo tồn, sinh thái,, sinh học, tái sinh, Vàng tâmTóm tắt
Vàng tâm (Manglietia fordiana) là một trong số những loài mang nhiều đặc điểm quan trọng cho khoa học và là loài cây tiềm năng có thể ứng dụng trong lâm nghiệp đô thị, trồng rừng. Hiện nay Vàng tâm thuộc nhóm sẽ nguy cấp (V) trong sách đỏ Việt Nam. Nghiên cứu này xác định một số đặc điểm lâm học của Vàng tâm tại Vườn quốc gia Xuân Sơn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra lâm học. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng Vàng tâm phân bố hẹp ở độ cao trên 600m. Thân thẳng hình trụ vỏ nhẵn màu vàng nhạt hay xám bạc, cành non và chồi phủ lông tơ màu nâu óng ánh. Lá đơn, mọc cách. Lá dày, hình
trứng ngược, mép nguyên, đầu lá nhọn gấp, đuôi hình nêm, mặt trên xanh bóng mặt dưới trắng bạc. Quả đại kép hình trứng hay hình tròn dài, gồm rất nhiều đại, đại có mũi tù vỏ đại có nhiều nốt sần. Số lượng cá thể hiện nay còn khá ít do bị khai thác nhiều và khả năng tái sinh kém. Cần áp dụng các biện pháp bảo tồn tổng hợp để phục hồi quần thể Vàng tâm tại Vườn quốc gia Xuân Sơn.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr 143 - 175 (151).
2. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Thái Văn Trừng, 1983. Những hệ sinh thái Việt Nam. Nxb. Khoa học Kỹ thuật, 1983.
4. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 2009. Thống kê sinh học. Nxb. Nông nghiệp.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000. Tên cây rừng Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.