NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY ƯƠI (Scaphium macropodum (Miq)) BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH


Các tác giả

  • Đoàn Đình Tam Viện Nghiên cứu Sinh thái và môi trường rừng
  • Lê Quốc Huy Viện Nghiên cứu Sinh thái và môi trường rừng
  • Vũ Quý Đông Viện Nghiên cứu Sinh thái và môi trường rừng

Từ khóa:

Ươi, nhân giống vô tính, chiết cành

Tóm tắt

Nghiên cứu nhân giống vô tính cây Ươi bằng phương pháp chiết cành
sẽ giúp chủ động nguồn giống và nâng cao chất lượng rừng trồng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng chất kích thích ra rễ với nồng độ
1.000ppm cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất (59%), chất lượng bộ rễ cũng tốt nhất
(4 rễ/cây và chiều dài rễ trung bình đạt 14cm); Công thức cho tỷ lệ ra
rễ và chất lượng bộ rễ thấp nhất là 250ppm khi chỉ đạt 11,2% số cây ra
rễ, trung bình 2 rễ/cây với chiều dài trung bình 6cm. Không sử dụng
chất kích thích, cành chiết không có khả năng ra rễ. Cây chiết ở vườn
ươm tăng trưởng trung bình 0,06 cm/tháng về đường kính, chiều cao đạt 5,5 cm/tháng. Sau 12 tháng huấn luyện, chăm sóc tại vườn ươm khi cây có chiều cao trên 60cm và đường kính từ 0,6cm trở lên, thân đã hóa gỗ thì có thể mang đi trồng rừng.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2007. Kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng. Cục Lâm nghiệp, Dự án giống lâm nghiệp Việt Nam, DANIDA 2007.

2. Lê Quốc Huy, 2012. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Ươi (Scaphium macropodum) và Cọc rào (Jatropha curcas). Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2012.

3. Wichianchan Theradet, 2001. Effects of IBA on root formation of Scaphium macropodum Beanum air layering and stem cutting. Rajamangala Institute of Technology Research and Training Journal 6(3) 57 - 68

Tải xuống

Số lượt xem: 10
Tải xuống: 3

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Tam, Đoàn Đình, Huy , L.Q. và Đông, V.Q. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY ƯƠI (Scaphium macropodum (Miq)) BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>