MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÙNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI ĐÔNG LONG - TIỀN HẢI - THÁI BÌNH
Từ khóa:
Quần xã thực vật,, rừng ngập mặnTóm tắt
Rừng ngập mặn tự nhiên vùng ven biển xã Đông Long, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có mức độ đa dạng về thành phần loài khá cao; hệ thực vật ngập mặn có 66 loài thuộc 33 họ, phân bố theo 7 nhóm quần xã. Quần xã rừng tự nhiên phát triển nhất với 8 loài thực vật bậc cao tại hai quần hợp là Trang (Kandelia obovata) - Ô rô (Acanthus ebrateatus) và Cỏ ngạn (Scirpus kimsonensis) - Cỏ cáy (Sporobolus virgicicus). Rừng tự nhiên cũng có mức độ quan hệ giữa các loài thực vật cao, cấu trúc rừng ổn định và các loài cây sinh trưởng tốt hơn so với các hệ sinh thái ngập mặn khác. Trong các đầm nuôi thủy sản thì hệ thực vật ngập mặn phát triển theo hướng diễn thế thoái hóa với 11 loài tại 2 quần hợp Trang - Sú (Aegiceras cornicudatum) và Ô rô -Sậy (Phragmites karka); hoặc chỉ gồm 1 kiểu quần hợp Trang - Bần (Sonneratia caseolaris) với 8 loài cây trong rừng trồng hỗn giao Trang và Bần hay quần hợp Trang với 3 loài cây trong rừng trồng thuần loài Trang trên
các bãi bồi.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, tập I, II, III. Nxb Trẻ, TP HCM.
2. Đặng Kim Khánh, 2001. Phân tích tính đa dạng sinh học của hệ thực vật ven biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Luận văn Thạc sỹ. Hà Nội.
3. Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, 2000. Một số dẫn liệu về thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy, tỉnh Nam Định (Ramsar).
4. Braun - Blanquet, J., 1932. Plant sociology: The study of plant communities. McGraw - Hill, New York.