ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT VÀ TẬP TÍNH CỦA LOÀI Leptoscybe invasa Fisher & La Salle. GÂY U BƯỚU BẠCH ĐÀN Ở VIỆT NAM


Các tác giả

  • Lê Văn Bình Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Quang Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đào Ngọc Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Hoài Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Tập tính,, gây hại, ong gây u bướu bạch đàn, Leptocybe invasa,, đặc điểm hình thái.

Tóm tắt

Loài ong gây u bướu bạch đàn lai, Bạch đàn uro và Bạch đàn camal gây hại
ở rừng trồng dưới 2 năm tuổi ở 26 địa điểm điều tra có tỷ lệ bị hại P% từ
26,8% đến 57,2% và chỉ số bị hại Rtb trung bình từ 0,3 đến 2,2. Loài ong
này có tên khoa học là: Leptocybe invasa Fisher & La Salle., thuộc họ
Eulophiadae, bộ Cánh màng (Hymenoptera). Ong cái trưởng thành chiều
dài trung bình 1,36mm, dao động từ 1,10 đến 1,55mm; đầu và mình có màu
đen phớt xanh đến xanh ánh kim; râu đầu với cách bố trí theo công thức
1 : 1 : 4 : 3 : 3, có ít lông trên đốt râu và lông ngắn. Ong đực trưởng thành:
kích thước nhỏ, chiều dài trung bình 1,04mm, dao động từ 0,90 đến
1,20mm; đầu và mình có màu đen phớt xanh đến xanh ánh kim; râu đầu với
cách bố trí theo công thức 1 : 1 : 3 : 4 : 3, có màu nâu nhạt, có nhiều lông và
lông dài hơn con cái. Trứng màu trắng xám nhạt, hình bầu dục và cuống
nhỏ dài. Sâu non 4 tuổi màu trắng đục, kích thước sâu non thay đổi theo
tuổi, tuổi 1 sâu non dài từ 0,08 đến 0,19mm, sâu non t uổi 2 dài từ 0,20 đến
0,38mm, sâu non tuổi 3 dài từ 0,42 đến 0,79mm, sâu non tuổi 4 dài từ 0,81
đến 1,20mm. Nhộng có màu trắng đục, màu sắc nhộng thay đổi theo thời
gian từ khi vào nhộng màu trắng đục đến gần vũ hóa màu xám đen, dài từ
0,80 đến 1,21mm, ong trưởng thành cái thường đẻ trứng lên các bộ phận
của cây con bạch đàn như cành non, cuống và gân lá non.

Tài liệu tham khảo

1. Benjakhun Sangtongpraow, 2011. Biological aspect of Eucaluptus Gall Wasp, Leptocybe invasa Fisher và La Salle (Hymenoptera: Eulophidae) and Its Parositoids in Eucalyptus camaldulensis Dehnh, Plantations Tha Muang and Phanom Districts Kanchanaburi Province. A Thesis Submitted in Partial Fulfillment of The Degree

of Doctor of Philosophy (Entomology) Graduate School, Kasetsart University.

2. Campinhos, E., 1999. Sustainable plantations of high-yield Eucalyptus trees for production of fiber the Aracruzcase, New Forests, 17, pp: 129 - 143.

3. Hoàng Chương, 1990. Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu khảo nghiệm loài và xuất xứ bạch đàn ở Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Mendel Z., Protasov A., Fisher N., La Salle J., 2004. Taxonomy and biology of Leptocybe invasa gen. & sp. n. (Hymeloptera: Eulophidae), and invasive gall inducer on Eucalyptus. Australia Journal Entomology 43(2), 101 (abst).

5. Nguyễn Thế Nhã, Trần Văn Mão, 2005. Bảo vệ thực vật. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 356 trang.

6. Simon Lawson, 2012. Final report Biological control of eucalypt pests overseas and in Australia, ACIAR, GPO Box 1571, Canberra ACT 2601, Australia.

7. Phạm Quang Thu, 2004. Một loài ong lạ mới xuất hiện và gây hại bạch đàn trồng ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 1, trang 1598 - 1599.

8. Phạm Quang Thu, Đào Ngọc Quang, Lê Văn Bình, Nguyễn Thị Thúy Nga, Vũ Văn Định, Nguyễn Quang Dũng, Bùi Quang Tiếp, Đặng Như Quỳnh, Lê Thị Xuân, Nguyễn Hoài Thu, Nguyễn Quốc Thống, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Xuân Hưng, Phạm Duy Long, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Nam và Trần Xuân Hinh, 2014. Báo cáo kết quả thực hiện dự án điều tra thành phần sinh vật gây hại cây lâm nghiệp ở Việt Nam. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

9. Thu, P. Q., Dell, B. and Burgess, T. I., 2009. Susceptibility of 18 eucalypt species to the gall wasp Leptocybe invasa in the nursery and young plantations in Vietnam. Science Asia 35: 113 - 117.

10. Wang, W., 2012. Yunnan Drought-Eucalyptus Is Innocent.

Tải xuống

Số lượt xem: 13
Tải xuống: 2

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Bình, L.V., Thu, P.Q., Quang, Đào N. và Thu, N.H. 2024. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT VÀ TẬP TÍNH CỦA LOÀI Leptoscybe invasa Fisher & La Salle. GÂY U BƯỚU BẠCH ĐÀN Ở VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 5 > >>